Nguyên nhân của tình trạng gia tăng bệnh nhân viêm thanh quản thường do môi trường ô nhiễm, thêm vào đó là số người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều ngày càng tăng cao.
Trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay, bất cứ mùa nào chúng ta cũng dễ mắc bệnh nếu không biết cách bảo vệ thanh quản. Nguyên nhân thứ hai và rất phổ biến dẫn đến gia tăng viêm thanh quản là do bệnh nghề nghiệp (những người phải sử dụng giọng nhiều như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng…), khiến dây thanh âm bị kích ứng quá mức và tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập, gây viêm. Bên cạnh đó là tình trạng uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều cũng gây tổn thương thanh quản.
Ảnh minh họa
Các triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản cấp là: sốt, chảy nước mũi và cảm thấy họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, giọng bị khản dần, có khi mất tiếng. Sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Trong khi đó, bệnh nhân viêm thanh quản mạn tính chỉ cảm thấy khô rát họng, khản tiếng tăng dần, có khi mất tiếng.
Để điều trị viêm thanh quản cấp, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm,… Nếu không chữa trị dứt điểm, viêm thanh quản cấp có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Điều trị viêm thanh quản từ thảo dược thiên nhiên
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, dùng được lâu dài, không gây tác dụng phụ, mà điển hình trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm; kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… nên sản phẩm này có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản.
Song song với dùng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân viêm thanh quản cần đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, hạn chế phát âm quá to, quá nhiều.
Phương Lan