Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là tình trạng tổn thương gây loét bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lợi, lưỡi. Thông thường, vết loét này kéo dài lâu, khoảng 10 - 15 ngày làm người bị cảm thấy đau rát, khó chịu, đặc biệt khi ăn uống, giao tiếp, nuốt nước bọt,…Vậy cách nào để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng tình trạng này? Tại sao nhiều người lại tin dùng bộ đôi sản phẩm thảo dược “trong uống – ngoài bôi” như cốm Subạc và gel Subạc?...Để hiểu rõ hơn, shopthucphamchucnang xin gửi tới bạn những thông tin bổ ích về bệnh học và 2 loại sản phẩm này qua bài viết dưới đây.
Viêm loét miệng và dấu hiệu nhận biết
Viêm loét miệng bắt đầu hình thành từ những đốm nhỏ màu trắng, nổi hơi gồ lên trong niêm mạc miệng khiến chúng ta cảm thấy hơi rát, khó chịu. Các đốm trắng này to dần lên trong 2 – 3 ngày thì vỡ ra tạo vết loét. Vết loét ngày càng lớn dần, nông đi kèm với quầng đỏ xung quanh khiến cảm giác đau đớn, bỏng rát ngày càng tăng, ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống, giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng, vết loét tự lành dần, không để lại sẹo sau khoảng 10-15 ngày. Bệnh viêm loét miệng không bị lây truyền nhưng luôn có xu hướng tái phát lại. Tùy từng người mà thời gian lành bệnh cũng như tái phát dài ngắn khác nhau.
Vết loét miệng trên bề mặt môi
Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng
Nhìn chung, nguyên nhân gây ra viêm loét miệng là do các 1 số yếu tố sau:
- Chấn thương vùng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất, trầy xước do bàn chải đánh răng, rách với thực phẩm sắc hoặc mài mòn (như bánh mì nướng, khoai tây chiên hay đồ vật khác), do răng vô tình cắn phải (đặc biệt là phổ biến với hàm răng nanh sắc), sau khi mất răng nha khoa niềng răng có thể gây loét aphthous do gây chấn thương màng nhầy.
- Viêm loét miệng cũng có thể do gia vị hoặc thức ăn có tính acide, do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho-mát, dứa…các đồ cay, nóng.
Thực phẩm có tính cay, nóng dễ gây viêm loét miệng
- Chế độ ăn thiếu vitamin C, B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng.
- Viêm loét miệng cũng có thể xảy ra đồng hành trong một số bệnh cảnh như các viêm loét của ruột non, bệnh viêm loét đại - trực tràng như bệnh Crohn; bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet); bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…
Cách ứng phó với bệnh viêm loét miệng
Để giảm thiểu những cơn đau rát do viêm loét miệng, lấy lại sự thoải mái trong các hoạt động ăn uống, giao tiếp, bạn nên làm những cách sau đây:
- Muối: Pha muối vào 1 cốc nước ấm để súc miệng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Nghệ: Trộn mật ong vào bột nghệ để bôi lên vết đau mỗi ngày
- Cà chua: Ăn cà chua sống trong bữa ăn khoảng 3 - 4 ngày sẽ khiến vết loét trở nên dễ chịu
- Dầu dừa: Súc miệng với dầu dừa cũng là một cách để kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây đau
- Lô hội: Bôi tinh chất lô hội lên những vết đau trong vòng vài ngày
Lô hội tác dụng khử trùng, kháng viêm
Ngoài ra để chữa nhanh chóng hay phòng ngừa bệnh tái phát, bạn cần lưu ý thêm:
- Bổ sung vitamin C, B12, kẽm, folate, sắt
- Hạn chế sử dụng các đồ uống như : bia, rượu, café và thuốc lá
- Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, quá chua
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ
- Sử dụng các loại gel và thuốc thảo dược nhằm sát khuẩn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giúp tái tạo da và ngăn ngừa sẹo. Tiêu biểu như Subạc.
Vậy, cốm Subạc và gel Subạc có tác dụng gì trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét miệng?
Để chữa trị cũng như phòng ngừa tái phát, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm được bào chế từ thảo dược tự nhiên có công dụng rất hiệu quả, nhanh chóng. Điển hình nhất đó chính là bộ đôi sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, kết hợp “trong uống – ngoài bôi” Cốm Subạc (dạng uống) và Gel Subạc (dạng bôi). Bộ đôi sản phẩm này có thành phần ra sao và chúng phát huy công dụng như thế nào?... Mời bạn tham khảo cụ thể từng sản phẩm như sau:
* Gel Subạc
Gel Subạc hỗ trợ điều trị viêm loét miệng hiệu quả
- Nano bạc: Đây là thành phần chính của sản phẩm, có tác dụng phá hủy màng tế bào vi khuẩn, vô hiệu hóa enzyme, ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn, virus.
- Chitosan: Tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.
- Neem: Chống virus, vi khuẩn, tác động qua lại với bề mặt của tế bào để ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, virus, tác dụng chống viêm mạnh, ngăn ngừa sẹo.
Nhờ sự kết hợp của các vị thuốc quý, gel Subạc có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu, viêm loét miệng…
* Cốm Subạc
Bên cạnh đó, ngoài việc bôi ngoài da thì bạn cần kết hợp với sản phẩm đường uống là cốm Subạc với thành phần gồm:
Cốm Subạc giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét miệng an toàn
- L-Lysine (thành phần chính) - một axit amin thiết yếu có vai trò kích thích hoocmon tăng trưởng. Đồng thời, được sử dụng để ức chế sự sinh sản của virus.
- Cao lá neem (hay còn gọi xoan Ấn Độ, sầu đâu) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cao lá neem có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về da do vi trùng như chốc lở, lở loét, …
Kết hợp cùng một số thảo dược quý khác như: Cao lá xoài, bạch chỉ, nhọ nồi, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali lodid và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, làm sạch, sát khuẩn da, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các vết lở loét.
Sản phẩm được bào chế dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.
Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, Subạc cốm và subạc gel mang lại sự an toàn, hiệu quả cho người sử dụng, đặc biệt không gây bất cứ tác dụng phụ hay phản ứng với các chất khác. 2 sản phẩm đều có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Lê Thành
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh lý viêm loét miệng và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline 0971780331 / 0947363097