Trẻ chậm nói vì nghỉ dịch COVID-19 dài ngày và phương pháp hỗ trợ

Đại dịch COVID-19 trong hai năm qua đã gây ảnh hưởng về nhiều mặt trên toàn cầu, đặc biệt bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đang ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất ở tình trạng chậm nói của các bé đang làm không ít bậc phụ huynh lo lắng. Liệu rằng có giải pháp cho vấn đề này không? Tình trạng chậm nói sau đại dịch liệu có làm tương lai của các bé bị ảnh hưởng lâu dài không?

1. Cách Covid -19 ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

       

Có thể thấy rằng đại dịch đã tác động đến khả năng ngôn ngữ không chỉ của các bé từng mắc Covid -19 mà ngay cả những bé khác chưa từng ghi nhận tiền sử mắc Covid-19 cũng bị ảnh hưởng.

Đối với trẻ nhỏ từng có tiền sử mắc virus Corona, chứng chậm nói của trẻ có hai nguyên nhân. Thứ nhất, hội chứng “Sương mù não” với các biểu hiện: kém tập trung, hoạt động của não bộ chậm hơn bình thường, hay quên, mất từ là nguyên nhân thực thể cho tình trạng chậm nói ở trẻ. Theo cử nhân tâm lý Nguyễn Hải Nguyên – khoa Tâm lý – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh cho biết số lượng trẻ hậu Covid-19 đến khám do gặp phải tình trạng chậm nói, mất ngôn ngữ hoặc rối loạn ngôn ngữ tăng lên nhiều trong thời gian gần đây. Điều này làm cho các bậc phụ huynh lo lắng về tương lai phát triển của trẻ nhỏ. Thứ hai, đối với những trẻ nào mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu mùa dịch, khi mà số lượng F0 trong cộng đồng còn ít thì trẻ có biểu hiện tự ti, đôi khi có những ám ảnh khi giao lưu lại với bạn bè. Một số trẻ khác có biểu hiện liên quan đến rối loạn lo âu chia ly khi đột ngột phải rời xa người thân trong một khoảng thời gian dài cũng làm ảnh hướng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Không chỉ các bé từng mắc Covid – 19 bị ảnh hưởng, mà quá trình giãn cách xã hội để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh cũng tác động đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ còn lại. Trong quá trình giãn cách, trẻ phải ở nhà thời gian dài, tiếp xúc với thiết bị điện tử như Ipad, điện thoại, tivi nhiều hơn. Các thiết bị này như một "vú em" thời hiện đại nhưng chúng là mô hình tương tác một chiều, không phản ứng một cách phù hợp với hành vi của trẻ khiến trẻ không có tương tác lại. Thêm vào đó, quá trình giãn cách xã hội trẻ cũng không được gặp bạn bè, hay được ra ngoài vận động vui làm trẻ ít có cơ hội tương tác và tập sử dụng ngôn ngữ làm trẻ trở nên rụt rè, ngại giao tiếp với người lạ càng làm cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ gặp khó khăn hơn.

Trong quá trình giãn cách, trẻ phải ở nhà thời gian dài, tiếp xúc với thiết bị điện tử như Ipad, điện thoại, tivi nhiều hơn

2. Biểu hiện chậm nói của trẻ mà cha mẹ cần chú ý

Trường hợp bé gặp các biểu hiện bất thường sau cha mẹ cần cho trẻ đi khám và can thiếp hỗ trợ sớm. Càng được nhận các phương pháp hỗ trợ ngôn ngữ sớm, khả năng ngôn ngữ của bé cải thiện càng nhanh.

- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi;

- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng;

- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng;

- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng;

- Không cười tự phát lúc 6 tháng;

- Không bập bẹ lúc 8 tháng;

- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi;

- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi…

3. Giải pháp hỗ trợ với trẻ chậm nói sau Covid -19

 

Ngoài các phương pháp trị liệu tâm lý với các chuyên gia, bác sĩ các bé chậm nói cũng cần hỗ trợ từ cha mẹ ở nhà. Điều này đúng với các bé đã từng mắc Covid -19 và các bé khác. Phụ huynh cần biết để hỗ trợ các bé phát triển toàn diện ngôn ngữ đúng theo độ tuổi cần các phương pháp hỗ trợ từ bên ngoài lẫn bổ sung dinh dưỡng từ bên trong cho bé.

Các phương pháp hỗ trợ từ bên ngoài cho trẻ chậm nói:

Tăng cường tương tác với trẻ

Việc tương tác với trẻ cần thực hiện nhất quán về thời gian, địa điểm, không được chồng chéo nhau. Ví dụ như từng khung giờ nhất định bố làm gì, mẹ làm gì cùng trẻ… Việc này phải làm đúng, đủ và đều chứ không phải làm khi có hứng, thì hiệu quả không thật sự rõ ràng. Phụ huynh ghi chép thấy khi nào con chủ động tương tác thì mới chuyển sang nội dung mới.

Phụ huynh cần thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu như để cho trẻ ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít giao tiếp môi trường bên ngoài, không dám cho trẻ vận động ở môi trường rộng…

Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời, tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi để tăng tâm lý tự tin giao tiếp ở trẻ.

Hạn chế dần sự tiếp xúc của trẻ với thiết bị điện tử

Tiếp xúc quá nhiều thiết bị điện tử sẽ khiến trẻ không phát triển ngôn ngữ bởi thiết bị điện tử không đo được xúc cảm, hành vi của trẻ và không phản ứng một cách phù hợp với hành vi của trẻ để thông qua đó trẻ có thể phản ứng lại.

Giảm thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, nhưng không phải cắt hoàn toàn và cắt ngay lập tức sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị sốc tâm lý. Cần giảm từng bước một: giảm về mặt thời lượng cho trẻ xem ti vi, điện thoại; kiểm soát về mặt nội dung xem.

Bổ sung dinh dưỡng từ bên trong cho bé

 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho các bé

Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua các bữa ăn bao gồm các thực phẩm giàu protein, giàu omega – 3, vitamin và khoáng chất, cha mẹ nên cho bé dùng các sản phẩm hỗ trợ khác để tăng cường khả năng đáp ứng với trị liệu tâm lý cũng như phương pháp hỗ trợ các bé khác từ bên ngoài.

Các sản phầm hỗ trợ cho các bé chậm nói cần tác động theo 3 cơ chế:

- Cung cấp dinh dưỡng cho não bộ.

- Tăng cường tuần hoàn máu lên nào làm tăng khả năng tập trung học hỏi ngôn ngữ của trẻ.

- Tăng cường dẫn truyền thần kinh tăng phản xạ giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh cũng như khả năng đáp ứng với các phương pháp trị liệu chuyên biệt.

Hiện nay, Vương Não Khang là một trong số ít sản phẩm thảo dược giải quyết được vấn đề chậm nói ở trẻ với 3 nhóm thành phần tác dụng theo 3 cơ chế trên, cụ thể như sau:

Vương Não Khang vô cùng cần thiết để cha mẹ bổ sung sớm cho trẻ ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ.

Thấu hiểu được với phụ huynh, Vương Não Khang được sản xuất dưới dạng cốm, vị ngọt socola để cho các bé dễ uống. Cần lưu ý liều sử dụng cho các bé như sau:

+ Trẻ dưới 3 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói

+ Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói

+ Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 gói

Lời cuối cùng, Covid-19 đã lấy đi của chúng ta rất nhiều, nhưng đừng quên quan sát sự phát triển ngôn ngữ của các bé để có can thiệp sớm cho các bé vì càng can thiệp sớm, khả năng ngôn ngữ của các bé càng cải thiện nhanh và dần trở lại đúng với độ tuổi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay vào số HOTLINE: 0971780331 / 0947363097 để được chúng tôi tư vấn tận tình.

Minh Tâm

Đinh Anh Tuấn
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác