THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ: Bệnh thường gặp của người làm văn phòng

Cột sống là một bộ phận nâng đỡ toàn bộ hoạt động cơ thể. Ngoài sự kém dẻo dai và yếu đi tự nhiên theo quy luật thời gian, cột sống còn có thể bị “tấn công” bởi rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điển hình là hiện tượng giảm đàn hồi, giòn cột sống, lắng đọng các chất vôi, xương sống xốp và xuất hiện các lỗ liên hợp gây ra các bệnh liên quan từ xương cho tới cơ và thần kinh… Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở tuổi từ 40 trở đi. Tuy nhiên, những năm gần đi, số người mắc căn bệnh này ở mốc 30 tuổi trở đi càng ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với người làm việc văn phòng.

Nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ ở người làm văn phòng

Đối với dân văn phòng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà bản thân người bệnh không thể ngờ tới:

  • Ngồi nhiều và ngồi sai tư thế khiến cột sống bị ảnh hưởng suốt một thời gian dài.
  • Cách đặt bàn ghế làm việc và máy vi tính không phù hợp khiến cổ phải chịu một tư thế sai trong suốt thời gian dài.
  • Nơi làm việc thiếu ánh nắng mặt trời, không tổng hợp được canxi gây ra tình trạng xương yếu, bao gồm cả xương sống.
  • Sinh hoạt không điều độ, đối với nam giới còn dùng nhiều rượu bia và chất kích thích càng khiến dấu hiệu lão suy diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, nếu đã mắc bệnh họ cũng rất khó có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi do các thói quen này.
  • Môi trường làm việc gò bó, ít hoạt động tay chân gây ra nhiều sự chèn ép toàn bộ vùng lung, vai gáy và sống lưng.

 

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ ở người làm văn phòng

Theo các chuyên gia về xương khớp trên thế giới, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người làm văn phòng có thể chia làm 3 giai đoạn/dạng:

 

Giai đoạn 1: Người bệnh có các triệu trứng, cảm giác cứng cổ, cổ khó vận động nhất là khi cúi đầu xuống hoặc ngẩng cao đầu lên cao. Một số trường hợp có thể cúi đầu được nhưng không nhanh và linh hoạt được, xuất hiện các cơn đau từ cổ lan dần xuống vai. Khi nằm ngủ cũng có những cảm giác đau và khó chịu mỗi khi xoay mình.

Giai đoạn 2: Người bệnh có những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, các cơn đau kéo dài từ gáy lam dần sang hai bên tai và đỉnh đầu, trường hợp bị nặng có thể vị vẹo cổ, ù tai. Người bệnh có thể thường xuyên bị mất ngủ...

Giai đoạn 3: Bệnh nhân thường bị nấc cụt, ngáp liên tục, mỗi khi đứng dậy thường bị chóng mặt do thiếu máu lên não. Các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên ở vùng trán, gáy, bờ vai, một bên cánh tay hoặc cả hay bên cánh tay, hai bàn tay bị tê buốt…  Vùng cổ đau dữ dội khi trở trời, khi lao động nặng hoặc cổ không xoay chuyển được.

Theo các nghiên cứu y khoa, người làm việc văn phòng không chỉ dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà còn dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Thông thường, nếu thoái thóa đốt sống lưng, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ ở phần thắt lưng và khu vực xung quanh nó. Cơn đau có thể diễn ra đột ngột hơn nếu người bệnh mang vác nặng, có sự vận động nhiều hoặc gấp hơn bình thường. Bệnh có thể đau nhẹ lúc ban đầu, xuất hiện từng đợt. Nhưng càng về sau càng nặng và tái phát nhiều hơn cho đến khi bệnh trở nên quá sức chịu đựng của người bệnh. Ở dạng này, bệnh có thể gây biến dạng hoặc làm vẹo cột sống.

Điều trị và hỗ trợ điều trị

Điều trị bệnh này cần nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh… Để điều trị muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần đi khám trực tiếp nhằm xác định chính xác hiện trạng bệnh, đồng thời giúp các bác sĩ hiểu rõ về thể chất của mỗi người. Từ đó mới có thể đưa ra được những liệu trình thuốc điều hiệu quả nhất phù hợp với cơ địa của từng người bệnh.

Khi mới mắc những triệu chứng ban đầu, người bệnh có thói quen chủ quan và bỏ qua “thời điểm vàng” lúc khởi phát để điều trị hiệu quả bệnh. Thay vào đó, người bệnh thường lạm dụng thuốc giảm đau, có thể do không có thời gian đi khám và tâm lý muốn cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là cách điều trị đúng đắn cho căn bệnh này do thuốc Tây sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phủ tạng cơ thể.

Theo các chuyên gia về Đông y, tại thời điểm “thời điểm vàng - lúc khởi phát bệnh”, nếu bệnh nhân có sự thăm khám cụ thể để có liệu trình chẩn trị phù hợp, thì bệnh nhân có thể không cần uống thuốc Tây. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp/massage thoái hóa cột sống cổ, kết hợp với sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có tên Cốt thoái vương. Ưu điểm của sản phẩm này là ít tác dụng phụ, tiện dùng, an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự kiên trì khi áp dụng phương pháp điều trị “mưa dầm thấm đất”này, một cách điều trị phù hợp với các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ và lưng mà không thể điều trị hiệu quả khỏi bằng thuốc Tây.


                                                                                                                                                                                                                                                                                          Quỳnh Anh 

 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác