Yếu tố làm khởi phát bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh ngoài da có vẩy, dễ tái phát và cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nguyên nhân cũng như sinh bệnh học của vẩy nến chưa rõ ràng. Gần đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền. Do đó, nắm bắt được các yếu tố gây khởi phát và làm vẩy nến nặng thêm có thể giúp kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

Đặc trưng của vẩy nến là những mảng hồng ban vẩy trắng bạc, thường xuất hiện trên các nếp gấp hay vùng tỳ đè như: khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu… Các vẩy trắng có nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như sáp nến rơi lả tả. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây khởi phát bệnh vẩy nến liên quan tới rối loạn hệ miễn dịch và yếu tố di truyền (30- 40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn (yếu tố này thường thấy ở trẻ em, nhất là với vẩy nến thể giọt); dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp, corticoid)… Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm vẩy nến nặng thêm như: thời tiết (trời lạnh và khô, ánh nắng...), chế độ ăn, môi trường ô nhiễm…

 

Bàn chân bị vẩy nến

Về điều trị, những thuốc đường uống có thể kể đến là methotrexat, cyclosporin… tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều độc tính. Một số chế phẩm dạng kem bôi như retinol, retinaldehyde, tretinoin, AHAs (lactic acid, glycolic acid…), salicylic acid, resorcinol, hoặc thuốc bôi giảm viêm - dịu da như chế phẩm corticosteroid nhẹ nhằm hạn chế độc tính của thuốc uống trên. Nhưng việc bôi các thuốc này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vẩy, ngứa… Quang hóa trị liệu (PUVA) cũng được sử dụng trong điều trị vẩy nến tuy nhiên lại đem đến nguy cơ ung thư da cho người bệnh.

Hiện nay, xu hướng kết hợp trong uống - ngoài bôi bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị đang được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, bởi có thể tác động trực tiếp lên cả nguyên nhân, triệu chứng của vẩy nến mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Trong đó, tiêu biểu cho dòng sản phẩm đường uống phải kể đến thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang.

Bên cạnh sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da nguồn gốc thiên nhiên cũng thường được dùng phối hợp với dạng viên uống. Trong đó, sản phẩm rất nhiều người ưa chuộng hiện nay là kem dược liệu Explaq. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên Explaq giúp làm sạch vẩy nến, mịn da, dưỡng ẩm, sử dụng đơn giản, không gây kích ứng da.

Thành phần chính của kem dược liệu Explaq là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định pH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường.

Trong kem Explaq, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (làm bạt sừng), cao lá sòi, MSM - hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy nến, giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, hạn chế sự tái phát của các bệnh vẩy da. Đặc biệt, Explaq có ưu điểm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị của các thành phần dược liệu, do đó, hiệu quả điều trị cao và an toàn với người bệnh. Năm 2014 - 2015, sản phẩm Explaq đã vinh dự được trao tặng giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.

Để làn da mịn màng, loại bỏ được vẩy nến, người bệnh nên uống Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq hàng ngày. Đồng thời, cần ăn các loại quả có nhiều beta-caroten như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác