Bệnh sởi là chủ đề nóng hổi trên hầu hết các phương tiện truyền thông và trở thành mối lo số 1 của những bậc cha mẹ, bởi nó đã cướp đi sinh mệnh của rất nhiều trẻ em vô tội. Vậy khi trẻ mắc sởi, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc như thế nào để hạn chế biến chứng, giúp bé mau hồi phục?
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em
Sởi được coi là tình trạng nhiễm virus cấp tính với khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Do đó, sởi rất dễ bùng phát thành dịch trên diện rộng nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em.
Đối tượng dễ mắc sởi nhất hiện nay là trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi. Do có sức đề kháng kém nên khi tiếp xúc với virus sởi, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh hơn so với người lớn. Thống kê về mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra một số liệu khiến nhiều người không khỏi lo sợ. Đó là có 30-40 triệu người trên thế giới mắc sởi mỗi năm, trong đó khoảng 750.000 trường hợp bị tử vong và trẻ em chiếm đa số. Nguyên nhân là do khi mắc sởi, trẻ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa cấp, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy,… không chỉ gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn có thể dẫn tới tử vong. Bệnh thường tiến triển nặng hơn ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A.
Do đó, khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh sởi như: sốt cao, phát ban, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy… thì cha mẹ nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị càng thực hiện sớm thì càng hạn chế được nguy cơ biến chứng của sởi.
Chế độ ăn uống cho trẻ mắc sởi
Trong khi chữa trị bệnh sởi, các bậc cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Đối với những trẻ đang bú mẹ thì cần cho trẻ bú nhiều hơn và người mẹ cũng phải ăn uống đủ chất để cung cấp đủ sữa, giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Ở độ tuổi lớn hơn, thực đơn cho trẻ cần đa dạng thức ăn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo và những vitamin, khoáng chất cần thiết, không nên quá kiêng khem. Những thức ăn lỏng, dễ tiêu, nước hoa quả được ưu tiên hàng đầu dành cho trẻ mắc bệnh sởi và nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Tăng cường rau quả tươi (rau muống, cải bó xôi, rau ngót, cà rốt, bí đỏ, bưởi, cam, táo…); uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng mất nước. Đặc biệt, các món ăn cho trẻ cần loại bỏ gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu, tỏi…) và kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, sò, nghêu, nhộng… Nếu trẻ có biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần bổ sung kẽm hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lựa chọn sản phẩm bôi ngoài da được ứng dụng công nghệ cao
Song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt, các bậc cha mẹ có thể sử dụng cho con mình một số loại kem bôi ngoài da nguồn gốc thiên nhiên để sớm cải thiện tình trạng bệnh mà rất an toàn với làn da non nớt của trẻ. Trong đó, sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn và nhận được những phản hồi tích cực hiện nay là gel làm sạch da Subạc.
Điểm khác biệt của Subạc so với các loại kem bôi ngoài da trên thị trường là ở thành phần chính nano bạc. Nhờ đặc tính nổi bật là tác dụng tiêu diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn gây bệnh ngoài da như sởi, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nên khi kết hợp nano bạc với những dược liệu khác như dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan thì tác dụng này lại càng được tăng lên gấp bội. Subạc giúp sát khuẩn, làm sạch da, phòng ngừa và điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus như: sởi, herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng; tái tạo da, ngăn hình thành sẹo đối với trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt… Chính vì vậy, ngay sau khi có mặt trên thị trường, sản phẩm này đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh ngoài da do nhiễm virus hiện nay.
Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc sởi, các gia đình nên đưa con em mình đi tiêm phòng bệnh đầy đủ theo hướng dẫn. Trong trường hợp trẻ đã bị sởi, song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần cho trẻ thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung nước và kết hợp thoa gel Subạc trên vùng da tổn thương hàng ngày.
Thu Hương