Viêm khớp dạng thấp (VKDT) hay còn gọi là thấp khớp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động.
Bệnh này cũng gây ra hư hại ở nhiều cơ quan khác mà nguy hiểm nhất là ở tim mạch, gây thiếu máu và mệt mỏi toàn thân cho người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn
- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70 – 80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60 – 70%) gặp ở người trên 30 tuổi
- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60 – 70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chủ là 30%)
- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yêu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Triệu chứng bệnh được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khời phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đàu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng ròi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát: Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp ( nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp nhất là gây ảnh hưởng rất nhiều của bệnh VKDT là sự biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10 đến 15% số người bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp, bệnh VKDT còn gây ra các biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể như tim, gan, thận… nên VKDT được xem là bệnh toàn thân và đôi khi được xem là bệnh thấp khớp. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, VKDT là một bệnh tăng tiến không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật. Nó là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
Hiện nay, VKDT cũng có nhiều phương pháp điều trị như Tây y thì dùng thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp…, Đông y thì dùng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, ngâm rượu thuốc… song đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. Ngoài ra, từ lâu đời người ta thường dùng rắn biển ngâm rượu với một số thảo dược khác để điều trị các chứng tê thấp và bồi dưỡng cơ thể. Rắn biển là một vị thuốc độc đáo trong y học phương Đông. Nếu kết hợp rắn biển với cao hy thiêm sẽ làm tăng tác dụng kháng viêm, chữa đau dây thần kinh, đau khớp lưng, mỏi gối, phong thấp.
Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh đã được nhiều chuyên gia thực hiện và mang lại kết quả khả quan. Sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn cả là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Hoàng Thấp Linh có thành phần chính chiết xuất từ vị thuốc hy thiêm kết hợp với các dược liệu khác như bạch thược sói rừng… giúp cải thiện tình trạng sưng đau khớp, khiến người bệnh vận động dễ dàng hơn, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát một cách bền vừng mà không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Nếu không muốn phải chịu những đau đớn, mệt mỏi do viêm khớp dạng thấp, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một lối sống khoa học, ăn uống và vận động hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết hợp duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược Hoàng Thấp Linh mỗi ngày
Huyền Thương
Xem hướng dẫn mua hàng