Gút hay còn gọi là thống phong là thể bệnh xuất hiện khi có sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể dẫn đến dư thừa lượng axit uric, và chúng lắng đọng thành các tinh thể muối urat sắc nhọn ở các khớp xương gây viêm nhiễm. Do vậy, việc lựa chọn các bữa ăn cho các bệnh nhân mắc Gút là một phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh Gút
Tiêu chuẩn vàng của vũ khí dinh dưỡng nhằm đẩy lùi gút là tránh thực phẩm giàu purin, tiền chất cơ bản của axit uric.
Thật sai lầm khi cho rằng chỉ cần tránh thịt chó mà không tránh một số rau quả. Không phải thế, purin có cả trong thịt động vật lẫn thực vật.
Tránh tuyệt đối với óc lợn, gan lợn, bầu dục lợn. Những thực phẩm này có trên 150mg% purin. Với thực vật, tránh nấm rơm, nấm hương và măng tây.
Thực đơn cho người bệnh Gút tốt nhất
Với nhóm thực phẩm giàu đạm: Đối với nhóm thực phẩm này, đây là nhóm thực phẩm chứa nhân purin cao – tiền chất tạo axit uric. Do đó, với nhóm này, người bệnh Gút cần cân nhắc khi dùng nhóm có chứa 50mg% purin (chẳng hạn như: thịt lạc lợn, trứng, sữa ít béo…) và tránh xa nhóm thực phẩm chứa trên 150mg% purin (thịt có màu đỏ, hải sản, đậu, nấm, măng tây, giá đỗ…).
Với nhóm thực phẩm giàu chất béo: Chất béo cung cấp năng lượng và cần thiết cho cấu tạo tế bào và hoạt động sống. Bạn có thể dùng dầu, mỡ và bơ. Nhưng nhớ là ăn mỡ vừa phải, dùng dầu nhiều hơn. Tổng lượng chất béo không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng. Dao động từ 15-20% là một ngưỡng rất tốt.
Loại dầu nên tránh là dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành vì hạt hướng dương và đậu nành có hàm lượng purin nằm trong khoảng 50mg%, không có lợi. Nên chọn: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng thay thế.
Nhóm thực phẩm bột đường: Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm tỉ trọng cao nhất và nhiều phần nhất trong chế độ ăn của người bệnh gút. Bạn sẽ chọn: cơm, mì, phở, bún, ngô, khoai, sắn. Các loại thực phẩm bột đường đa phần chỉ có hàm lượng purin dưới 20mg%. Vì thế, rất an toàn cho người bệnh gút sử dụng vì với mức purin như vậy, cơ thể thừa sức thải bỏ ra ngoài và không gây ra triệu chứng gút. Tổng giá trị dinh dưỡng của bột đường nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Với nhóm rau củ quả: Trong rau củ, hàm lượng purin rất thấp, thường chỉ chiếm từ 20-25%mg. Do đó, người bệnh Gout có thể sử dụng thoải mái các loại thực phẩm nhóm này, chỉ trừ măng tây, giá đỗ, nấm…
Tránh rượu bia và các chất kích thích khác: Đối với bệnh nhân gút, điều kiêng kị hàng đầu đó chính là tránh các thức uống như rượu bia; nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá… Bởi rượu bia, nước ngọt có ga hay các chất kích thích khác đều làm gia tăng lượng axit uric trong máu một cách nhanh chóng.
Từ những kiến thức trên về việc thiết kế thực đơn cho người bệnh gút, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một thực đơn mẫu, rất thích hợp cho những bệnh nhân gút. Hãy tham khảo thực đơn bên dưới để có cách chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn nhé!
Bữa sáng:
Đối với mọi người, bữa sáng rất quan trọng. Đối với bệnh nhân gút cũng vậy. Bữa sáng nên ăn nhẹ bằng: Bánh cuốn, khoai lang, bánh mỳ trứng, cháo đậu xanh không đường hoặc sữa. Đây đều là những thức ăn có hàm lượng puirn rất thấp.
Bữa trưa:
Trong thực đơn cho người bệnh gút phải hạn chế tối đa có thể những thực phẩm có chứa protein. Bởi protein làm tăng lượng acid uric trong máu. Các con đường tổng hợp nên acid uric đều gây hại cho cơ thể người bệnh gút.
Bữa trưa nên chọn 1 trong những thực đơn sau:
+ Cơm, lạc vừng, bí xanh luộc (xào), dưa hấu
+ Cơm, gà rang, giò chay, canh rau
+ Cơm, mướp đắng xào trứng, rau muống xào (luộc), chuối
+ Cơm, xu hào xào, canh rau muống, nem trứng.
Bữa tối:
Trên thực tế thì những người bị bệnh gút thường quen với chế độ ăn nhiều chất đạm và protein. Vậy cần cố gắng cân bằng và đan xen vào thực đơn cho người bệnh gút những thực phẩm chứa cacbonhydrat và chất xơ.
Buổi tối nên ăn:
+ Cơm, tôm chay xào, canh mồng tơi, sữa
+ Cơm, giò chay, xu xu xào, canh rau đay
+ Cơm, lạc vừng rang, xu hào luộc, sữa
+ Cơm, lạc, tôm, đậu xanh luộc, tráng miệng xoài chín
Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp cho người bệnh gút có thể thiết kế một thực đơn hoàn chỉnh dành cho mình. Với khẩu phần ăn khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với mình mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cũng như giảm được lượng axit uric trong cơ thể.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học cũng đáp ứng được một phần bạn cần để chiến thắng bệnh gút. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, vận động hợp lý và nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh như thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Sản phẩm được kế thừa từ những tinh hoa của y học cổ truyền, các nhà khoa học đã lựa chọn vị thuốc trạch tả làm thành phần chính kết hợp với nhiều thảo dược khác như: thổ phục linh, nhàu, hoàng bá… và bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng mang tên Hoàng Thống Phong. Sản phẩm này được đánh giá là giải pháp toàn diện, đáp ứng đầy đủ 3 mục tiêu quan trọng trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút:
- Tăng cường chức năng gan, thận; tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể; giúp duy trì nồng độ axit uric ở ngưỡng cho phép
- Giảm triệu chứng sưng, đau khớp do gút; cải thiện vận động cho người bệnh
- Hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh gút tái phát; hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh.
Hoàng Thống Phong, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút
Mời các bạn lắng nghe Đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo Châu -Nguyên trưởng viện Y học Cổ truyền Trung ương về tác dụng của Hoàng Thống Phong
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0971780331 hoặc 0947363097 để được hỗ trợ tốt nhất và kịp thời nhất.