Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị loãng xương


Thống kê cho thấy: tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính, xảy ra do cơ chế tự miễn, có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố như: virus, vi khuẩn hoặc di truyền… Thông thường, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số dấu hiệu như: cứng khớp buổi sáng; viêm khớp, sưng phần mềm ở ít nhất ba trong số các khớp (khớp ngón gần bàn tay, bàn - ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, cổ chân, bàn - ngón chân); viêm đau khớp đối xứng; tăng nồng độ yếu tố dạng thấp RF trong huyết thanh; trên X-quang có hình ảnh biến đổi của xương (hẹp khe khớp, dính khớp, xói mòn hoặc khuyết xương ở bàn tay, bàn chân…) và xuất hiện nốt thấp dưới da. Bên cạnh những tổn thương xương khớp, bệnh còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể (tim, phổi, giác mạc…).

 

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh dễ bị loãng xương

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng loãng xương được ghi nhận ở đa số ca viêm khớp dạng thấp và người bệnh dễ bị gãy xương. Nguyên nhân gây loãng xương là do tác dụng phụ của nhóm thuốc corticoid dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, mức độ loãng xương lại không đồng đều, trong đó, phần xương ở gần khu vực khớp viêm thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh nhân dùng nhóm thuốc corticoid lâu ngày thường bị giảm mật độ xương sớm (chủ yếu ở các vùng xương xốp như: xương cột sống, xương sườn…), vì vậy, ba tháng đầu dùng thuốc cũng là thời điểm nguy cơ gãy xương tăng cao. Bên cạnh đó, việc dùng nhóm thuốc corticoid còn gây một số tác dụng phụ khác như: loét dạ dày, độc với gan thận…

Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nhóm corticoid, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm kết hợp với vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình… Ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bao màng hoạt dịch hoặc thay khớp.

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân viêm khớp dạng thấp lựa chọn là dùng kết hợp thuốc theo đơn với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Với thành phần chính là hy thiêm có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp, kết hợp cùng một số dược liệu khác như: sói rừng, bạch thược... Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện triệu chứng sưng đau, tăng cường hồi phục vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, ngăn chặn tái phát và giảm tác dụng phụ của thuốc tây y, trong đó có loãng xương. Năm 2013, Hoàng Thấp Linh đã được hoàn thành nghiên cứu tại bệnh viện E (Hà Nội) và cho kết quả tốt trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

Năm 2014 - 2015, Hoàng Thấp Linh đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm khớp dạng thấp và hạn chế tình trạng loãng xương do dùng thuốc tây y, người bệnh nên duy trì dùng bổ sung Hoàng Thấp Linh kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D; tập thể dục nhẹ nhàng… và cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Hoài Nam 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác