Cuộc sống với đầy những lo toan bộn bề khiến chúng ta không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi. Thông thường, sau khi bồi bổ, nghỉ ngơi, cơn mệt mỏi sẽ giảm hoặc không còn. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, dù có nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không hết mệt mỏi, khi đó, bạn cần cẩn thận vì rất có thể đó là hồi chuông cảnh báo bệnh lý.
Mệt mỏi kéo dài cảnh báo nguy cơ bệnh lý
Mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân gây mệt mỏi, có thể chia làm 3 nhóm:
- Mệt mỏi thông thường do mất ngủ, lao động quá sức, căng thẳng kéo dài,…
- Mệt mỏi vô căn hay còn gọi là mệt mỏi kinh niên: thường xảy ra ở nữ giới từ 20 - 50 tuổi, với các triệu chứng đi kèm: mất trí nhớ ngắn hạn, kém tập trung, đau cuống họng; nổi hạch ở nách và cổ; đau đầu; mệt mỏi rã rời suốt ngày sau bất cứ một gắng sức nào; ngủ không ngon, muốn ngủ nhiều. Đối với mệt mỏi kinh niên hiện chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu, mà chỉ có thể làm nhẹ bớt, giúp bệnh nhân có thể tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày.
- Mệt mỏi do bệnh mạn tính: do các bệnh lý thực thể như đái tháo đường, bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu cơ tim, do bệnh lý tuyến giáp,…, hoặc có thể do bệnh lý về tâm thần – thần kinh như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Trong số các nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài do bệnh mạn tính, phổ biến nhất hiện nay là do suy nhược thần kinh. Bởi xã hội càng phát triển, con người càng chịu nhiều áp lực vô hình, sự căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, lâu ngày chuyển thành suy nhược thần kinh. Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thường có tính chất kéo dài trên 3 tháng, không hồi phục cho dù có ăn uống, nghỉ ngơi nhiều thế nào đi chăng nữa và thường đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như đau đầu, mất ngủ, lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực, nghi bệnh (người bệnh cảm thấy mệt mỏi triền miên, không dứt và luôn nghĩ mình mắc bệnh rất nặng dù đi khám không phát hiện ra bất thường),…
Phương pháp giúp giảm mệt mỏi kéo dài
- Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, bạn nên cải thiện ngay, tránh để lâu ngày gây suy giảm chức năng của các cơ quan, giảm miễn dịch của cơ thể. Cải thiện bằng các biện pháp như đi ngủ, thức dậy đúng giờ, không tự ý sử dụng thuốc ngủ tây y, thay vào đó có thể sử dụng một số các thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện giấc ngủ như hợp hoan bì, táo nhân, viễn chí,... Tránh xa các yếu tố gây căng thẳng.
- Nhiều người cho rằng tập thể dục thể thao càng làm tăng tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng, một số bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giãn các cơ, xương, khớp; tăng tiết hormon gây hưng phấn thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Tốt nhất bạn nên tập yoga, tập thở bụng bởi các động tác co kéo trong yoga giúp tăng tuần hoàn máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể, đưa dưỡng chất tới các cơ quan đích. Các môn thể thao khác như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu,… cũng rất tốt cho người thường xuyên mệt mỏi.
- Trong trường hợp mệt mỏi kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, bạn không nên chủ quan mà cần đi kiểm tra sức khỏe tổng quát ngay để kiểm tra xem có bị các bệnh liên quan đến: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tuyến giáp, cơ xương khớp,… hay không. Nếu có, cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa song song với việc ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Khi các bệnh mạn tính này được chữa khỏi, bạn sẽ không còn phải chịu đựng những cơn mệt mỏi triền miên nữa.
Đối với triệu chứng mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng kèm theo đau nhức mình mẩy, lo lắng, sợ hãi, hồi hộp, tim đập nhanh,… đi thăm khám nhưng không tìm ra được tổn thương thực thể thì bạn có thể nghĩ đến đó là mệt mỏi do suy nhược thần kinh. Trong trường hợp này, để giảm hẳn mệt mỏi, cần phải kết hợp thuốc điều trị triệu chứng với các liệu pháp vật lý, liệu pháp tâm lý.
Ngoài ra, một trong số những biện pháp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do suy nhược thần kinh đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là sử dụng TPCN Kim Thần Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân,… giúp phòng và hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ, khó ngủ, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh.