Theo thống kê cho thấy, Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Nam giới bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nữ. Bệnh thường gặp trong độ tuổi lao động (20 - 50 tuổi); dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Nói chung theo thời gian, đĩa đệm sẽ thoái hóa nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Do đó, có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống: do các chấn thương/tổn thương cột sống; do tư thế “xấu” trong lao động, sinh hoạt (cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu); do tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh (gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống); tổn thương đĩa đệm do nguyên nhân di truyền…
Trong cuộc sống hiện đại, thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người làm việc nặng nhọc (khuân vác, bốc xếp…), duy trì tư thế làm việc buộc cột sống vận động sai trong thời gian dài (ngồi làm việc văn phòng…) hoặc vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống (chơi thể thao…). Như vậy, các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống và có thể làm bệnh nặng thêm.
Do vậy để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần chú ý chỉnh sửa những tư thế, thói quen sinh hoạt, lao động không đúng đồng thời thực hiện tốt những ghi nhớ về tư thế vận động sau đây:
Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương.
Đứng: Đứng khom lưng lâu (làm cố, cuốc đất, cấy lúa) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người... làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hóa đĩa đệm. Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn đầu, đi xuống dốc...). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước.
Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm.
Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên, tùy theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược. Chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương.
Sản phẩm từ thiên nhiên: Để tăng hiệu quả cũng như thuận tiện cho việc sử dụng, các nhà khoa học đã dùng dầu vẹm xanh làm thành phần chính, kết hợp với những thảo dược khác như thiên niên kiện, nhũ hương,… bào chế thành dạng viên nén tiện dùng có tên Cốt Thoái Vương. Sản phẩm giúp giảm đau xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng do thoái hóa cột sống mà không gây tác dụng phụ.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh gút và Cốt Thoái Vương, xin vui lòng liên hệ đến số máy: 0971.780.331
Hà My