Trầm cảm khi mất ngủ – Căn bệnh nguy hiểm đừng chủ quan

Đúng là ăn được ngủ được là “tiên”, còn không ăn, không ngủ được sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Điều đó cho thấy việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý là vô cùng quan trọng. Nhất là giấc ngủ, nếu như bị mất ngủ, ngủ không ngon sẽ gây ảnh hưởng đến tâm thần kinh nhất là căn bệnh trầm cảm.

Mối liên hệ mật thiết giữa bệnh mất ngủ kéo dài và chứng trầm cảm

Tình trạng mất ngủ và chứng trầm cảm đang trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Khoảng 15% người trưởng thành bị mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính), nhiều người thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm.

Mất ngủ và trầm cảm là bộ đôi thường song hành cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều, trong khi 80% gặp khó khăn khi ngủ hoặc mất ngủ. Trầm cảm sẽ có những tác động tiêu cực đến não bộ bao gồm cả việc điều chỉnh chức năng ngủ – thức. Khi mà đồng hồ sinh học bị xáo trộn thì việc thức, ngủ sẽ trở nên thất thường và khiến khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ chập chờn, không sâu giấc

Mất ngủ trầm cảm thường song hành với nhau

Mất ngủ thúc đẩy trầm cảm phát triển nhanh hơn và còn là yếu tố khiến cho chứng trầm cảm tái phát và diễn biến khó lường hơn. Theo tổ chức giấc ngủ ở Mỹ cho rằng, những người bị mất ngủ có mức độ trầm cảm hơn những người ngủ bình thường gấp 10 lần, khả năng mắc chứng lo âu lâm sàng gấp 17 lần. Bởi lẽ, giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài sẽ thay đổi hoạt động của não và các chất hóa học thần kinh gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến họ suy nghĩ lệch lạc, sợ hãi, hoang tưởng, nghĩ về cái chết. 

Mất ngủ và trầm cảm là hai rối loạn chồng chéo lẫn nhau. Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh khó thoát ra khỏi nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Hậu quả của trầm cảm khi mất ngủ

Các chuyên gia khuyến cáo không nên coi nhẹ mất ngủ, trầm cảm. Thay vào đó, người bệnh cần chia sẻ với bạn bè, người thân.

Mất ngủ lâu ngày gây ra nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe như: suy giảm trí nhớ, sức khỏe giảm sút, sa sút trí tuệ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, trầm cảm. 

Người mắc trầm cảm sẽ giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, thường xuyên nghĩ về cái chết. Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát và 15 đến 20% trong số đó tự sát thành công. Không những gây nguy hiểm với bản thân mà trầm cảm còn gây nguy hiểm đối với người khác như trường hợp người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người hàng loạt... 

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm khi mất ngủ

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người nói chung và đối với bệnh nhân trầm cảm nói riêng. Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, não luôn trong trạng thái căng thẳng vì không kịp phục hồi dẫn đến khó tập trung, suy giảm trí nhớ.

Chứng mất ngủ trầm cảm có thể được cải thiện và phòng tránh bằng những biện pháp sau:

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi thế nào là hợp lý? Hợp lý tức là mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng, đi ngủ sớm, không nên thức khuya vì thức khuya sẽ dễ dẫn đến khó ngủ. Hạn chế vận động, ăn quá no hoặc làm việc căng thẳng trước khi ngủ. Trước khi ngủ không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu. Phòng ngủ nên thiết kế yên tĩnh, thoáng đãng, thoải mái dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Khi trầm cảm bệnh nhân sẽ bị rối loạn ăn uống nhưng bạn vẫn cần phải bổ sung một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng. Có như vậy thì cơ thể mới được nạp đầy đủ năng lượng để làm việc hiệu quả, hạn chế sụt cân nhanh bởi mất ngủ gây ra.

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Giảm căng thẳng

Đừng quá vùi mình vào công việc mà bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn nên giảm bớt thời gian làm việc, dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim thư giãn tinh thần, cố nhìn vào khía cạnh tích cực để giảm bớt muộn phiền

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là biện pháp rất hữu hiệu trong việc điều trị trầm cảm, giúp cải thiện giấc ngủ. Quá trình vận động sẽ làm giải phóng các yếu tố gây căng thẳng, stress ra khỏi tâm trí. Thể dục cũng giúp hệ thống mạch máu trong cơ thể vận động linh hoạt hơn, đưa máu lên não để khắc phục những mạch máu tắc nghẽn khi bị mất ngủ lâu.

Chữa bệnh mất ngủ theo phương pháp nào là tốt nhất cho bệnh nhân trầm cảm?

Những phát hiện mới nhất trong y khoa đã giúp cải thiện phương pháp chữa bệnh mất ngủ cho bệnh nhân trầm cảm. Các bằng chứng cho thấy việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng của chứng trầm cảm, thậm chí có thể ngăn ngừa tái phát. 

Theo một nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, hỗ trợ điều trị mất ngủ liên tục và cùng lúc với trầm cảm có thể làm tăng gấp đôi khả năng hồi phục của người bệnh gặp cả 2 vấn đề trên. Việc sử dụng thuốc ở bệnh nhân kết hợp cả 2 loại thuốc (chống trầm cảm và gây ngủ) cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng 1 loại thuốc.

Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại có thể gặp phải đó là tác dụng phụ và những tương tác thuốc có thể xảy ra khi kết hợp 2 loại thuốc này với nhau.

Một trong những giải pháp hiệu quả người bệnh có thể áp dụng để hỗ trợ trong hỗ trợ điều trị trầm cảm có kèm mất ngủ đó là sử dụng kết hợp thuốc chống trầm cảm theo đơn với các thảo dược tốt cho hệ thần kinh và giấc ngủ. Trong số đó, không thể không nhắc tới hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan). Theo y học cổ truyền hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can; có công dụng giúp an thần, giải trầm uất và hoạt huyết; thường dùng trong trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ… Ngày nay, vị thuốc hợp hoan bì kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân; Được bào chế dưới dạng viên nén trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang tạo nên hiệu quả rất tốt trong việc giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress, mất ngủ... 

 Kim Thần Khang là giải pháp hiệu quả cho trầm cảm mất ngủ

Kim Thần Khang cũng rất an toàn, có hiệu quả tốt trong việc dự phòng mất ngủ, trầm cảm cho những đối tượng thường xuyên phải hoạt động trí óc và những người gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. 

Ngọc Diệp


* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác