Thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có bệnh viêm thanh quản. Vậy viêm thanh quản ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng, các biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh ra sao? Hãy tìm hiểu thông tin đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Viêm thanh quản ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản tiếng và mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh bị biến dạng khiến giọng nói của trẻ trở nên khản và khó nghe hơn bình thường.
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em
Viêm thanh quản ở trẻ thường sẽ hết trong khoảng 5 – 7 ngày nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mạn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và sẽ phải tốn nhiều thời gian để bình phục.
Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ em là gì?
Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị viêm dây thanh quản chính là giọng nói sẽ trở nên trầm, khản tiếng hoặc mất giọng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:
- Trẻ bị sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38 độ C
- Ho khan, nhiều nhất vào ban đêm.
- Đau họng
- Ngứa cổ
- Nghẹt mũi
- Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.
Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm thanh quản ở trẻ em là do có nguyên nhân từ vi khuẩn, virus tấn công; khóc thét quá nhiều hoặc cơ thể bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng hoặc do trẻ la hét quá nhiều khiến cho dây thanh âm bị kích thích.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác được xem là nguyên nhân gây viêm thanh quản trẻ em là:
- Các hóa chất độc hại và các chất gây dị ứng.
- Khói thuốc lá.
- Trẻ bị viêm xoang lâu ngày.
- Sử dụng thuốc hít hen suyễn lâu ngày gây nhiễm nấm cấp thấp.
- Trào ngược axit, khiến trẻ nôn chớ, nôn mửa thường xuyên.
Khi nào nên cho trẻ bị viêm thanh quản đến gặp bác sĩ
Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, khi trẻ viêm thanh quản sau 1 tuần không khỏi hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ:
- Sốt cao;
- Khó nuốt;
- Cổ họng rất đau rát;
- Ho ra máu.
Điều trị viêm thanh quản ở trẻ em như thế nào?
Phần lớn trẻ bị viêm thanh quản có thể sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số dạng có khả năng gây tắc nghẽn đường hô hấp và dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như trẻ bị viêm nắp thanh quản.
Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp tính cấp độ nhẹ, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Cha mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, giúp trẻ kiêng nói.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm, hạn chế ăn các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Nếu trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc cần phải theo dõi diễn tiến của bệnh, nếu phát triển trẻ có một trong những dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa:
- Trẻ có biểu hiện thở rít, nhất là khi nằm yên.
- Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
- Trẻ mệt nhiều.
- Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.
- Sốt cao trên 39 độ C
- Đau họng ngày càng tăng
- Trẻ khó nuốt.
Điều trị viêm thanh quản ở trẻ em
Thông thường để điều trị tình trạng trẻ bị viêm thanh quản, đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra việc trẻ bị khản tiếng có phải là do nhiễm trùng đường hô hấp hay không. Một số kỹ thuật y tế mà bác sĩ có thể thực hiện để chẩn đoán là nội soi thanh quản hoặc sinh thiết để có kết quả chính xác và rõ ràng nhất.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây viêm thanh quản. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để làm giảm triệu chứng. Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản là do nhiễm khuẩn, sẽ kê thêm kháng sinh; còn nguyên nhân là do khối u, bác sĩ sẽ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ em bằng cách nào?
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị viêm thanh quản cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Tạo cho trẻ không gian sống trong lành, thoáng mát
- Tránh khói bụi và chất độc hại
- Luôn giữ ấm cho cơ thể trẻ chủ yếu là vùng cổ
- Vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây bệnh.
Cải thiện viêm thanh quản ở trẻ khi có cốm Tiêu Khiết Thanh
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ rất dễ bị tái phát, vì thế khi trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn, các bậc phụ huynh vẫn phải chú ý đến việc giữ ấm và phòng ngừa cho trẻ để tránh tình trạng bệnh quay trở lại.
Đáp ứng nhu cầu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh. Phát triển từ sản phẩm viên nén Tiêu Khiết Thanh đã được rất nhiều người sử dụng cho hiệu quả tích cực, và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh ra đời đặc biệt tiện lợi trong quá trình sử dụng ở đối tượng trẻ nhỏ.
Sản phẩm tác động theo cơ chế kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát họng, khản tiếng, mất tiếng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh
Cốm Tiêu Khiết Thanh có chứa rẻ quạt có tác dụng như một loại “kháng sinh thực vật” tiêu diệt vi khuẩn và không gây kháng thuốc như các thuốc kháng sinh tổng hợp hóa dược. Ngoài ra trong thành phần của cốm Tiêu Khiết Thanh còn có: Bán biên liên, Bồ công anh, Sói rừng, Kinh giới, Cỏ lào. Các thảo dược này đều có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc họng, thanh quản vốn đang yếu hoặc dễ bị tổn thương, kích ứng; từ đó làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, sản phẩm dạng cốm còn được bổ sung thêm các thành phần Vitamin C, Vitamin D3, Kẽm gluconat giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn, làm giảm thời gian điều trị và mức độ bệnh trong các đợt cấp, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang dạng mạn tính hoặc biến chứng xuống đường hô hấp dưới, phòng ngừa bệnh tái phát.
Để được tư vấn về bệnh tăng huyết áp và sản phẩm Cốm Tiêu Khiết Thanh, hãy gọi tới hotline hoặc ZALO: 0971 780 331 – 0947 363 097 để được hỗ trợ tốt nhất.