Stress và ngại giao tiếp có phải mắc bệnh trầm cảm

Chào bác sĩ, cháu tên là Linh, năm nay 20 tuổi và con đang đi du học ở nước ngoài. Từ lúc sang đây, cháu gặp rất nhiều vấn đề và cảm thấy như mình bị stress nặng. Những lúc như vậy, chảu chỉ biết tìm tới bia, rượu để giải tỏa. Cháu cũng thường xuyên chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, cảm thấy không còn muốn làm bất cứ chuyện gì, cũng như không muốn giao tiếp cùng với người khác, có lúc con nghĩ muốn buông xuôi chuyện học hành và không muốn sống tiếp. Như vậy có phải cháu bị trầm cảm không ạ? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên!

()
Trả lời:

Chào Linh! 

Bạn 20 tuổi và đang đi du học nước ngoài, đã phải bắt đầu cuộc sống tự lập và không có gia đình ở bên cạnh. Đối mặt với một nền văn hóa mới mẻ và những con người xa lạ, việc khó khăn trong giao tiếp… sẽ gây cho bạn rất nhiều những khó khăn và áp lực. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ rằng đó là một thử thách để con vượt qua trong quá trình trưởng thành của mình và không nên quá căng thẳng vì những điều đó.

Stress trong việc học tập, bạn bè, gia đình, tình cảm là vấn đề không ai không phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thì đó như là một cú hích tạo động lực giúp con vươn lên, còn nếu con không tìm cách giải tỏa sớm thì rất dễ dẫn đến bệnh về tâm lý đó là trầm cảm.

Để biết được bạn có mắc trầm cảm hay không, bạn cần căn cứ vào việc có hay không 5 trong 9 dấu hiệu sau, kéo dài ít nhất 2 tuần:

  1. Tâm trạng buồn bã, chán nản, trống rỗng, hay khóc.
  2. Giảm hứng thú trong các hoạt động đã từng là sở thích của bản thân. 
  3.  Giảm hay tăng cân đột ngột hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn một cách bất thường.
  4. Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều. 
  5. Dễ kích động hoặc quá chậm chạp.
  6. Mệt mỏi kéo dài, uể oải, không có sức sống.
  7. Cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi.
  8. Giảm tập trung, thiếu sự quyết đoán khi giải quyết công việc.
  9. Hay suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử.

Như vậy, theo thông tin bạn đưa ra, các triệu chứng đó có liên quan nhiều đến bệnh trầm cảm. Bạn hãy đi bệnh viện thăm khám ngay để có phương pháp xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên tìm một người bạn để được chia sẻ những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Hãy tham gia các hoạt động tập thể, đi du lịch, khám phá những nét văn hóa độc đáo của người bản địa... Để điều chỉnh tâm trạng, bạn cũng nên tập thiền, yoga. Đặc biệt, bạn còn khá nhỏ tuổi, không nên tìm đến chất kích thích để giải tỏa, tránh tăng thêm sự căng thẳng tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Khi bị mất ngủ, bạn cần lưu ý không nên sử dụng thuốc an thần gây ngủ khi không có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, bạn nên tìm đến các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, hiệu quả như hợp hoan bì, toan táo nhân, hồng táo, ngũ vị tử, viễn chí, uất kim,… hay tiện dụng hơn có thể sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thần Khang cũng có chứa các loại thảo dược trên giúp chữa mất ngủ, giảm căng thẳng, lo lắng, hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh rất hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia thần kinh.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Gửi câu hỏi
Đối tác