Theo các cơ sở dữ liệu trước kia, có ít nhất 1,5 triệu người Mỹ bị lupus, tức là cứ khoảng 185 người thì có 1 người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối, vì bệnh lupus thường bị nhầm với nhiều bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ và các rối loạn mô liên kết do các triệu chứng của bệnh rất đa dạng và khó có thể xác định bệnh khi nó mới bắt đầu biểu hiện trên cơ thể người bệnh. Trên thực tế, theo một thống kê gần đây, số lượng người mắc lupus có thể gấp đôi con số chúng ta đã ước tính và đa phần trong số họ là nữ giới.
Phụ nữ dễ mắc bệnh lupus hơn nam giới
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh lupus là nữ giới?
Dưới đây là một số điều đã được biết đến về bệnh lupus liên quan đến đối tượng mắc bệnh:
- Số phụ nữ mắc bệnh lupus nhiều hơn nam giới, 90% bệnh nhân lupus là phụ nữ.
- Tỷ lệ phụ nữ người Mỹ gốc Phi, châu Á, Tây Ban Nha, thổ dân gốc Mỹ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ da trắng.
- Những người Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha cũng có nhiều khả năng có tổn thương hệ thống trên các cơ quan của cơ thể.
- Con hoặc anh em của bệnh nhân lupus cũng có thể phát triển bệnh lupus nhưng với tỷ lệ khá thấp.
Nguyên nhân mắc lupus do đâu?
Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Điều đầu tiên mà bệnh nhân lupus và những người xung quanh cần biết là lupus không hề lây nhiễm. Điều thứ hai, là trên thực tế, ngay cả các chuyên gia y tế và các nhà nghiên cứu đều không thể chắc chắn về những gì gây ra bệnh lupus. Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng có một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc phát triển bệnh:
- Di truyền: không phải trong gia đình có người mắc bệnh lupus thì chắc chắn bạn sẽ bị lupus, nhưng đây vẫn là một yếu tố nguy cơ.
- Môi trường: các yếu tố môi trường như tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, hút thuốc, stress,… có thể đóng một vai trò nào đó trong việc kích hoạt bệnh lupus.
- Hormon: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh nhân lupus. Nghiên cứu cho thấy nồng độ cao của các nội tiết tố như estrogen, progesteron có liên quan đến các bệnh tự miễn như lupus. Giai đoạn dậy thì cũng có thể kích hoạt bệnh lupus ở trẻ em.
- Thuốc: một số thuốc bị nghi ngờ là gây các triệu chứng tương tự bệnh lupus như hydralazin, procainamid,… Thông thường, khi dùng những thuốc này, các triệu chứng cũng sẽ giảm dần và có thể biến mất.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, không phải bệnh gây ra bởi chỉ một yếu tố trong những yếu tố trên mà thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Bệnh lupus hoàn toàn có thể kiểm soát được
Là một bệnh mạn tính, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng bệnh lupus hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết điều trị đúng cách. Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, dùng đúng, đủ liều, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tiến triển bệnh và có những điều chỉnh thích hợp. Người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị. Một trong những sản phẩm hàng đầu dùng để hỗ trợ điều trị lupus là sản phẩm Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang có chứa các thành phần thảo dược quý: sói rừng, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường năng lượng tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ kiểm soát tốt căn bệnh lupus. Kim Miễn Khang được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại nên có dạng viên nén được đảm bảo chất lượng và liều lượng, vì vậy rất tiện dùng cho bệnh nhân.
Được sự tin tưởng của các bác sĩ và bệnh nhân, Kim Miễn Khang cũng liên tục được vinh danh trong các giải thưởng danh giá.
Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”
Trong năm 2015, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội khoa học và công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam bình chọn và nằm trong top 100 “Sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam 2015” do tạp chí tư vấn Tiêu và Dùng (thời báo Kinh tế Việt Nam) khảo sát.
Quỳnh Nga
Để biết thêm thông tin về bệnh lupus ban đỏ và cách điều trị, hãy gọi đến số 0971.780.331 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn!