Cảnh báo cực kỳ nguy hiểm: Lupus ban đỏ - ta tự phá ta.

 Mới đây cựu nữ võ sĩ taekwondo Hoàng Hà Giang ra đi ở tuổi 24 vì căn bệnh lupus ban đỏ đã làm cho rất nhiều người đau xót. Vậy lupus ban đỏ là bệnh gì? tại sao lupus ban đỏ lại nguy hiểm như vậy?

 

Lupus ban đỏ - ta tự phá ta

Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.

Bệnh có hai thể chính:

- Lupus đĩa (Lupus discoid): chỉ có tổn thương da, không bị tổn thương phủ tạng, chuyên khoa da Liễu phụ trách điều trị.

- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE: Systemic Lupus Erythematosus): nặng hơn Lupus đĩa rất nhiều, có tổn thương đa cơ quan.

Sự nguy hiểm của lupus ban đỏ:

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn: hệ miễn dịch của người bệnh sản xuất ra một kháng thể chống lại các cơ quan của chính mình.

Bệnh lupus có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe toàn trạng của bệnh nhân:

-         Trên da và niêm mạc: xuất hiện ban dát đỏ trên mặt, điển hình là ban cánh bướm trên má và sống mũi, ban đỏ trên tay, chân, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Loét các niêm mạc: miệng, họng, mũi, thường không đau. Bệnh cũng thường gây rụng tóc nhưng khi bệnh đã đỡ, tóc vẫn có thể mọc lại.

-         Toàn thân: sốt, mệt mỏi, gầy sút, đặc biệt trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

-         Khớp: các triệu chứng thường gặp là viêm khớp, đau khi cử động, đi lại; gặp ở khoảng 90% bệnh nhân lupus.

-         Tim: bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc gây thương tổn van tim, nhịp tim nhanh, suy tim,…

-         Phổi: triệu chứng hay gặp nhất là đau ngực do viêm màng phổi, có thể có tràn dịch màng phổi.

-         Thận: bệnh nhân lupus có thể bị viêm thận, hội chứng thận hư, suy thận,…

-         Tiêu hóa: người bệnh có thể cảm thấy nôn, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,…

-         Thần kinh, tâm thần: đau đầu, giảm trí nhớ, rối loạn phương hướng,…

Khi đã mắc bệnh, khả năng sống được bao lâu? 

Tùy vào tuổi bắt đầu bị bệnh, việc điều trị tích cực đúng cách hay không và bệnh có tiến triển tốt hay không mà tiên lượng.

Có trường hợp sống chỉ vài tháng, cũng có trường hợp vài năm, nếu may mắn kết quả điều trị thật tốt thì người bệnh có thể ổn định cả chục năm.

Phương pháp nào điều trị bệnh?

Bệnh rất khó chữa vì vậy phải được điều trị sớm và đúng cách.

Trước tiên là corticosteroid, liều chuẩn prednisone 1-2 mg/Kg thể trọng mỗi ngày; hóa chất (như thuốc trị ung thư): methotrexate, cyclophosphamide, azathioprine ...

Tiếp theo có thể là kháng thể đơn dòng chống lympho B: anti-CD20 (Rituximab ...)

Tùy theo mức độ bệnh, khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, các thuốc tây dược dùng lâu dài đều có tác dụng phụ không mong muốn. Do đó để điều trị ổn định bệnh và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên kết hợp dùng với các thực phẩm chức năng có nghiên cứu đánh giá tác dụng trên lâm sàng, uy tín, an toàn. Đi đầu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Các vị thảo dược thiên nhiên có trong Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, chống tự miễn như: sói rừng, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… đã được kết hợp và bào chế thành viên nén an toàn, tiện lợi khi sử dụng.

Để tìm hiểu thêm về căn bệnh lupus ban đỏ và sản phẩm Kim Miễn Khang hãy liên hệ số điện thoại 0971.780.331.

Kiều Anh

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác