Đông máu là phản ứng của cơ thể để ngăn chảy máu thêm và quá trình này rất quan trọng trong một số trường hợp như giúp chữa lành vết thương, cầm máu. Tuy nhiên, khi cục máu đông cản trở máu đến các vùng quan trọng của cơ thể như tim, phổi và thận có thể gây ra đột quỵ, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, đặc biệt ở những người sau khỏi Covid 19.
Di chứng đông máu (cục máu đông) - Yếu tố gây đột quỵ sau COVID-19
Theo các chuyên gia tim mạch, di chứng cục máu đông chính là căn nguyên chính của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi ở bệnh nhân dù đã điều trị khỏi COVID-19. Có khá nhiều triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 và có khoảng 1/5 số bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm COVID-19. Thậm chí, một số người còn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mãn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp. Rõ ràng là cục máu đông đóng vai trò chính gây ra đột quỵ hậu COVID-19
Nguyên nhân hình thành cục máu đông "hậu COVID-19"
Theo nghiên cứu, có một số lượng lớn bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông. Nguyên nhân được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19. Nhờ có phát hiện này đã giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng tim mạch. Điều này, theo các chuyên gia, khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi COVID-19 trong vòng một tháng, họ phát hiện ra rằng, có một số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương, được gọi là tế bào nội mô tuần hoàn, loại tế bào này lưu thông trong dòng máu nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19 (người khỏe mạnh). Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một điều bất thường khác, đó là trong cơ thể những người đã khỏi COVID-19 có rất nhiều protein gây viêm, có tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Họ cũng tìm thấy số lượng tế bào miễn dịch cao bất thường được gọi là tế bào T, giúp tiêu diệt virus, mặc dù trên thực tế ở người khỏi COVID-19, vius nCOV đã không còn. Sự xuất hiện cytokine và tế bào lympho T được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số bệnh nhân hậu COVID-19, do tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Một số cơ quan có thể chịu sự tác động của cục máu đông
- Cục máu đông xuất hiện là căn nguyên của một số biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc mạch ở các chi, thuyên tắc phổi... Đối với đột quỵ não là do cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu trong não, làm gián đoạn lưu lượng máu đến nuôi não gây thiếu máu não, từ đó dẫn đến đột quỵ. Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (trường hợp này gọi là đột quỵ não nhẹ).
- Đối với phổi, cục máu đông có thể gây thuyên tắc phổi. Tình trạng này xảy ra khi một cục máu đông di chuyển đến phổi và chặn dòng chảy của máu đến nuôi tổ chức phổi, do đó dẫn đến nguy cơ làm giảm nồng độ oxy và gây tổn thương mô phổi.
- Đột quỵ do cục máu đông hậu COVID-19 có thể gây nhồi máu cơ tim. Biểu hiện là người bệnh bị xuất hiện cơn đau thắt ngực dữ dội do dòng máu từ động mạch vành tim đến mô tim bị ngưng trệ gây thiếu máu nuôi tim cấp. Vì vậy, cục máu đông chính là nguyên nhân tiềm ẩn của các cơn đau tim cấp.
- Ngoài ra, cục máu đông còn có thể ngăn cản lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng không kém như ở các chi (tắc mạch chi gây hoại tử chi), hoặc gây tắc mạch máu thận làm tổn thương thận dẫn đến ngưng trệ chức năng lọc máu, lọc chất độc và đào thải nước tiểu ở thận.
Cách phòng ngừa chứng đông máu
Để đề phòng nguy cơ đột quỵ hậu COVID, người bệnh nên chú ý phòng ngừa cục máu đông xuất hiện. Mặc dù nguy cơ hình thành cục máu đông hậu COVID-19 ở các bệnh nhân tim mạch mạn tính cao hơn, nhưng ngay cả những người không mắc bệnh tim nhưng mắc COVID-19 cũng có khả năng gặp phải nguy cơ này. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe sau khi khỏi COVID-19 đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đau tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi và những biến chứng ở các cơ quan khác do cục máu đông gây ra.
- Hãy tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút chia làm 3 lần, có thể đi trong nhà, ngoài sân, vườn hoặc ra đường ( nhớ đảm bảo 5K) . Nếu đặc thù công việc phải ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng dậy và đi lại trong phòng sau mỗi 1-2 giờ.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhẹ, đủ chất (thịt, cá, rau, củ, quả). Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (2-2,5 lít). Nếu có điều kiện nên uống thêm nước trái cây ép (dưa hấu, xoài, đu đủ, cam…).
- Cần có giấc ngủ tốt (ngày khoảng 7-8 giờ) và không được thức khuya. Không nên làm việc nặng.
- Những người béo hoặc thừa cân cần giảm cân theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi vì, theo các nghiên cứu đã chứng minh giảm trọng lượng dư thừa đồng nghĩa với giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tức là giảm nguy cơ đột quỵ.
- Với người nghiện thuốc lá, cần bỏ ngay, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, dẫn tới hình thành cục máu đông, đặc biệt là những người vừa bị COVID-19.
- Tái khám sau COVID, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc cần thiết để phát hiện kịp thời tình trạng huyết khối hoặc các rối loạn sức khỏe khác nếu có.
Giải pháp làm tan di chứng đông máu gây đột qụy từ thảo dược
Từ việc xác định cục máu đông là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ, trong suốt những năm qua, các chuyên gia trên thế giới không ngừng nỗ lực tìm kiếm phương pháp phòng ngừa và phá tan cục máu đông. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, GS người Nhật Hiroyuki Sumi, Viện trưởng Viện Sinh hóa, huyết học Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu trên 200 loại thực phẩm ở các nước khác nhau để tìm ra thành phần có tác dụng ngăn cản và làm tan cục máu đông. Cho tới năm 1987, ông đã công bố nghiên cứu trong Natto, món ăn truyền thống của người Nhật được làm từ đậu tương lên men, có một hoạt chất có tác dụng phá sợi tơ huyết rất mạnh và đặt tên là nattokinase.
Sự phát hiện ra enzyme nattokinase được coi là bước đột phá trong y học giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và cải thiện di chứng của đột quỵ, bởi nếu như các thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu hoạt động theo cơ chế ức chế sản xuất fibrin thì nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin và kích thích cơ thể tăng cường sản sinh plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể, có tác dụng phân hủy fibrin) nên có thể ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, giải phóng tiểu cầu, giải tỏa những vùng lưu thông máu bị tắc nghẽn. Theo nghiên cứu, tác dụng tiêu sợi huyết của nattokinase cao gấp 4 lần so với plasmin.
Cơ chế làm tan cục máu đông của nattokinase
Không những thế, nattokinase còn có thể làm sạch máu, loại bỏ các tạp chất tích tụ trong máu, đồng thời giảm độ nhớt máu cũng như độ dính của hồng cầu, từ đó tăng cường lưu thông máu, giúp hạ huyết áp – điều mà rất nhiều người bị đột quỵ không ngừng tìm kiếm.
Với những ưu điểm này, năm 2006, nattokinase lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam dưới dạng viên nang mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Đây là sản phẩm lâu đời nhất ở nước ta có chứa enzyme nattokinase, nổi bật với công dụng làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ, cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả. Sản phẩm được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học và đã trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả tích cực, tiêu biểu như nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 103 (năm 2008), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (năm 2008), Bệnh viện Bạch Mai (năm 2009), Bệnh viện Tuệ Tĩnh (năm 2008).
Nattospes chứa enzyme nattokinase giúp làm tan di chứng đông máu gây đột qụy
Không những thế, Nattospes còn là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trang thông tin y khoa nổi tiếng nhất toàn cầu – PUBMED công nhận về tác dụng cải thiện đột quỵ. Bạn có thể tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7415874/.
Như vậy, đông máu ở người sau khi mắc Covid-19 có biểu hiện khá đa dạng, từ tổn thương da lành tính ở bàn chân, đến tắc nghẽn mạch máu, đôi khi là đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng. Cục máu đông có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng hô hấp của bệnh nhân đã chấm dứt. Do đó, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, việc sử dụng sản phẩm thảo dược Nattospes đều đặn mỗi ngày cũng là một gợi ý hay giúp người bệnh sau Covid 19 phòng tránh được những nguy hại do di chứng đông máu gây ra. Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến di chứng đông máu gây đột quỵ ở bệnh nhân đã khỏi Covid 19 cũng như sản phẩm Nattospes, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 0971780331 / 0947363097 để được tư vấn.
Tuệ Minh