Người bệnh trầm cảm thường có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực. Khi một người thân của bạn mắc phải căn bệnh này thì đó là lúc họ cần sự giúp đỡ của bạn hơn bao giờ hết. Và nếu như bạn lựa chọn ở bên cạnh giúp đỡ họ, thì bạn cần phải làm những gì?
Giúp người bệnh trầm cảm vượt qua khó khăn
Sau đây là một số lời khuyên có thể sẽ rất hữu ích cho bạn:
Nắm rõ mọi thông tin về bệnh trầm cảm
Trước khi muốn giúp đỡ người trầm cảm, hãy tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt. Như vậy bạn mới có thể giúp người bệnh trong suốt quá trình điều trị của họ. Những điều cơ bản, quan trọng mà bạn cần hiểu rõ là:
- Trầm cảm không phải chỉ là cảm xúc buồn chán, cô đơn mà là một bệnh nghiêm trọng. Trầm cảm thường xuyên bị xem nhẹ bởi mọi người cho rằng nó chỉ liên quan đến tâm lý, cảm xúc, là cảm giác yếu đuối của con người mà không liên quan gì đến sức khỏe hay cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm bởi trầm cảm khiến người bệnh kiệt quệ sức lực, ảnh hưởng đến những người xung quanh và nguy hiểm hơn cả đó là dẫn đến hành vi tự gây hại cho bản thân hoặc tự tử.
- Cố tình che giấu hay lờ đi bệnh trầm cảm không thể khiến bệnh tự biến mất. Người bệnh và người thân cần thừa nhận và đối diện trực tiếp với căn bệnh trầm cảm. Phải hiểu rằng trầm cảm là bệnh, không thể tự khỏi nếu cố tình che giấu và làm bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Thông tin này cực kì quan trọng để người thân quyết tâm động viên người bệnh đi khám và điều trị.
- Dù quan tâm chia sẻ với người bệnh, bạn cũng sẽ không thể chữa khỏi trầm cảm cho họ nếu không có sự can thiệp của y học. Đừng bao giờ có tâm lý không muốn đưa người thân đến bệnh viện mà để họ chữa bằng những cách mà bạn cho là đúng, trừ khi bạn là bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Điều trị trầm cảm thực sự là một chặng đường gian nan và phức tạp, cần kết hợp cả việc dùng thuốc, tập luyện và trị liệu tâm lý nhưng quan trọng nhất là sự quyết tâm khỏi bệnh của bệnh nhân. Bản thân bạn cũng không nên tự trách mình nếu không thể giúp họ khỏi bệnh.
Quan tâm và trò chuyện với người trầm cảm
Người thân, bạn bè luôn là người có thể nhận ra những dấu hiệu của trầm cảm trước khi người bệnh tự nhận ra. Vì vậy, bạn cần để ý tới những thay đổi bất thường của người thân để quan tâm tới họ kịp thời, điều này sẽ là động lực giúp họ vượt qua cơn bão trầm cảm.
Khi nghi ngờ người thân mắc trầm cảm, bạn nên trò chuyện với họ một cách chân thành. Hãy nhớ nguyên tắc: chỉ cần lắng nghe mà không phán xét, cũng không nên đưa ra ý kiến hay những lời nhắc nhở, lời khuyên mà bạn nghĩ theo bạn như thế mới là đúng bởi người trầm cảm rất dễ tự ái, điều họ cần là người khác tôn trọng, cảm thông với mình.
Hãy động viên người trầm cảm tới bệnh viện và uống thuốc đều đặn
Người bị trầm cảm thường suy nghĩ rất tiêu cực, họ tin rằng bệnh của mình vô vọng, không thể chữa khỏi, từ chối sự quan tâm của mọi người và đặc biệt không muốn tới bệnh viện, không muốn uống thuốc điều trị. Bạn hãy tìm cách cho họ hiểu rằng, trầm cảm có thể chữa được, chỉ cần cố gắng uống thuốc và luyện tập. Bạn cũng có thể trao đổi với chuyên gia, tìm hiểu thêm nhiều liệu pháp điều trị để hỗ trợ điều trị, ghi nhận những chuyển biến trong điều trị, khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động hữu ích và giúp người bệnh duy trì các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội.
Bên cạnh việc khuyên người thân sử dụng thuốc đều đặn theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng có thể chọn cho họ những loại thảo dược thiên nhiên giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Các loại thảo dược quý thường được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị trầm cảm gồm: hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân,… Hiện nay, chúng được kết hợp và bào chế dưới dạng viên nén trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu, giúp phòng ngừa, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh.