CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận … thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) người bị tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ trên 140/90mmHg. Đồng thời, WHO và Hội đồng Huyết áp thế giới đã phân độ THA như sau:

- Tăng độ I: khi huyết áp từ 140 – 159/90 – 99mmHg;
- Tăng độ II: khi huyết áp từ 160 – 179/100 – 109mmHg
- Tăng độ III: khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.

WHO quy định huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90mmHg, riêng người bị đái tháo đường, huyết áp mục tiêu phải dưới 130/80mmHg.

Tuy vậy, huyết áp của một người bình thường cũng có dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc thức giấc buổi sáng cho đến 10 giờ sáng và gia tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vận động và trạng thái tinh thần. Vì vậy, lúc ngủ huyết áp sẽ thấp hơn lúc làm việc bình thường khoảng 20mmHg, cao hơn lúc buổi chiều là 10%.

Tăng huyết áp nguy hiểm thế nào?

Tăng huyết áp rất nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng thể hiện, nên nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp mà tình cờ do khám bệnh định kỳ hay vì một lý do nào đó phát hiện ra tăng huyết áp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có những triệu chứng như: hồi hộp, cảm thấy tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt trong chốc lát, mặt đỏ, ra mồ hôi…

 

Tăng huyết áp dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì có nguy cơ đưa đến những biến chứng như:

 Các biến chứng tim mạch

 Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh sẽ thấy đau ngực, tức ngực khi gắng sức, vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức.

Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, đổ mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, tay trái và sau lưng.

Tăng huyết áp làm cơ tim phì đại

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim

Các biến chứng về não

Tai biến mạch máu não: Khi cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não thì các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết.

Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não hay còn gọi là nhũn não.

Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

Các biến chứng về thận

Cao huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận.

Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin gây huyết áp cao hơn, nếu bị hẹp động mạch thận lâu ngày sẽ gây nên suy thận.

Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp sẽ làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Nếu có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh có thể hỏng mắt và tiến triển theo các giai đoạn.

Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

 

Cao huyết áp có thể làm tổn thương võng mạc của mắt

Các biến chứng về mạch ngoại vi

Cao huyết áp sẽ làm động mạch chủ phình to và có thể bóc tách, vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong.

Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch chậu, động mạch chân, động mạch đùi. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh sẽ có triệu chứng đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ.

Đột quỵ

Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.

Người bị cao huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn….

Biến chứng tiểu đường

Tăng huyết áp và tiểu đường là hai bệnh riêng biệt nhưng chúng có mối liên quan khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau. Đã mắc bệnh tăng huyết áp thì rất dễ bị tiểu đường và ngược lại. Còn khi đã mắc cả hai thì nguy cơ biến chứng rất cao và gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh.

Đại đa số các bệnh nhân bị cao huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp…) là hết sức cần thiết và quan trọng.

Điều trị tăng huyết áp

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc cả hai bệnh tăng huyết áp và tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg.

Thay đổi lối sống

Đây là biện pháp không dùng thuốc, chiếm một vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức;

 

Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, góp phần ổn định huyết áp

- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
- Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

Dùng thuốc điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, vì lúc này nguy cơ bệnh nhân tử vong là khá cao. Bệnh nhân có thể được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình.

Định Áp Vương – Giải pháp từ thảo dược cho người tăng huyết áp

Nếu chỉ số huyết áp của bạn nằm ở mức cao, hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bên cạnh đó là dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tây chỉ tác động vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp. Cụ thể:

- Độ nhớt máu cao, huyết áp tăng: Thường được kê đơn aspirin.

- Độ giãn nở của mạch máu: Với những người bị cường giao cảm, hay uống rượu nhiều, hút thuốc,... sẽ làm giảm, mất tính đàn hồi của mạch máu. Thành mạch cứng sẽ làm huyết áp tăng lên. Kiểm soát bằng nhóm thuốc đối kháng canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn alpha,...

- Nhịp tim tăng: Chỉ số huyết áp tỉ lệ thuận với cung lượng tim và cung lượng tim lại tỉ lệ thuận với tần số tim. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây tăng huyết áp và ngược lại. Trường hợp này thường được điều trị bằng thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi (thế hệ I),...

- Độ trơn láng lòng mạch: Tình trạng béo phì, mỡ máu cao làm lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực dòng máu, từ đó khiến huyết áp tăng. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc statin, fibrat,...

- Thể tích tuần hoàn máu: Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp. Tình trạng này thường được kiểm soát sau khi dùng thuốc lợi tiểu.

Bởi vậy, người điều trị tăng huyết áp lâu ngày thường phải dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc. Trước thực tế đó, hiện nay, xu hướng dùng cần tây để kiểm soát huyết áp được nhiều người áp dụng. Để tăng cường hiệu quả của cần tây, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế nên viên nén tiện dùng mang tên Định Áp Vương

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương giúp ổn định huyết áp

Định Áp Vương đem lại hiệu quả điều hòa huyết áp do tác động trên cả 5 cơ chế gây tăng huyết áp của mạch máu: Giảm độ nhớt máu; Làm giãn và tăng tính đàn hồi của mạch máu; Điều hòa nhịp tim; Hạ mỡ máu, giảm áp lực của dòng máu; Giảm thể tích tuần hoàn máu.

Bên cạnh hiệu quả phòng tránh tăng huyết áp, các thành phần trong Định Áp Vương còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn biến chứng của bệnh.

Khi sử dụng Định Áp Vương, bạn có thể cảm thấy sự thay đổi qua các giai đoạn:

Sau 2 tuần: Người bị tăng huyết áp cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 3 tuần: Chỉ số huyết áp bắt đầu giảm, các biểu hiện của tăng huyết áp như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi buồn nôn, chân tay run rẩy, tim đập nhanh,... cải thiện dần. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 1 - 3 tháng sử dụng: Chỉ số huyết áp ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 3 - 6 tháng sử dụng: Không còn các triệu chứng tăng huyết áp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dùng liều 1 -  2 viên/lần, 2 lần/ngày. Người mắc bệnh tăng huyết áp nên dùng hàng ngày để phòng ngừa tái phát, tăng cường sức khỏe. 

Chia sẻ của người đã dùng Định Áp Vương

Nhiều người bị tăng huyết áp sử dụng Định Áp Vương đã kiểm soát huyết áp hiệu quả, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thư thái, thoải mái. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu:

Bác Nguyễn Văn Quỳnh - SĐT: 0365.609.785 chia sẻ: “Từ lúc nghỉ hưu, tôi vẫn đi khám định huyết áp kỳ thì thấy chỉ số là 120/80 mmHg nhưng khi cảm thấy mệt bất thường, tôi đến khám và nhận được kết luận bị TĂNG HUYẾT ÁP với chỉ số 150/85 mmHg. Tôi uống các loại thuốc tây, nhưng khi sử dụng các loại thuốc này đến năm 2017, huyết áp của tôi cũng chỉ dao động xung quanh khoảng đó, không giảm nhiều, hơn nữa khi xét nghiệm thì bị tăng acid uric, creatinine, ure. Bác Quỳnh tìm hiểu trên Internet xem có phương pháp nào thay thế được các bài thuốc thảo dược phải chế biến mất công mà sử dụng tiện lợi hay không. Thật may mắn, bác đã tìm được sản phẩm Định Áp Vương. Hiện nay, huyết áp của bác luôn ổn định ở ngưỡng bình thường, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Mời quý độc giả xem chia sẻ của bác Quỳnh trong video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=WfhzU_hi6VE&feature=emb_logo

Ông Thái Văn Canh (59 tuổi) trú tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ ông đã phải 3 lần nhập viện vì huyết áp tăng đột ngộtMặc dù rất cẩn thận, chịu khó chăm sóc sức khỏe, ông Canh uống thuốc tây thường xuyên nhưng vẫn không thể nào điều chỉnh được các chỉ số huyết áp. Tình cờ biết đến và kiên trì sử dụng giải pháp từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, sức khỏe của ông Canh giờ đã tốt hơn rất nhiều. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của ông Canh trong video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=CcDA7-_12xY&feature=emb_logo

Đánh giá của chuyên gia

Ý kiến đánh giá của chuyên gia Dương Trọng Hiếu về các thành phần thảo dược trong sản phẩm Định Áp Vương – Phương pháp mới giúp kiểm soát huyết áp trong video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=IUaboohQdeI&feature=emb_logo

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ 0971780331 / 0947363097

Ngọc Hải

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác