Vẩy nến nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến có liên quan với lượng chất gây viêm trong mạch máu, đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Điều này đã được tìm ra trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Arteriosclerosis, Thrombosis and Vascular Biology năm 2015.
Vẩy nến mức độ nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến hơn 125 triệu người, tức là vào khoảng 3% dân số thế giới, phổ biến ở người trưởng thành nhưng bệnh có thể khởi phát vào tuổi thơ ấu, thanh thiếu niên.
“Nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thuyết phục cho thấy bệnh vẩy nến nghiêm trọng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm mạch máu”, theo bác sĩ Nehal Mehta, nhà nghiên cứu ở Viện Tim, Phổi và Máu quốc gia – một trong những viện nghiên cứu y khoa lớn nhất của Mỹ.
Vẩy nến nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là 60 bệnh nhân vẩy nến (28 nam và 32 nữ với độ tuổi trung bình là 47 tuổi) và 20 người không mắc vẩy nến (13 nam và 7 nữ với độ tuổi trung bình là 41 tuổi). Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh vẩy nến bằng thang điểm từ nhẹ đến nặng.
Để đánh giá tình trạng viêm mạch máu, các nhà khoa học sử dụng phương pháp chụp cắt lớp positron – chụp cắt lớp vi tính (PET/CT). Nghiên cứu cũng sử dụng các xét nghiệm máu để tìm ra cơ chế giải thích mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và viêm mạch máu. Kết quả cho thấy nồng độ tế bào bạch cầu trung tính ở những bệnh nhân vẩy nến nặng cao hơn những người bị vẩy nến nhẹ hơn và không mắc vẩy nến. Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu phổ biến nhất và nó đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh vẩy nến và viêm mạch máu. Như vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng làm củng cố mối liên kết giữa bệnh vẩy nến và sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không hoàn toàn chứng minh bệnh vẩy nến gây viêm các mạch máu.
Thế nhưng bệnh vẩy nến nặng lại có liên quan với các bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, các hội chứng chuyển hóa và bệnh gan. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị bệnh vẩy nến cùng với việc phòng tránh các bệnh tim mạch là điều rất cần thiết.
Người bệnh vẩy nến cần áp dụng một lối sống lành mạnh: tăng cường vận động thể chất, hạn chế hút thuốc, có một chế độ ăn cân bằng và nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu.
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh vẩy nến?
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn vẩy nến nhưng người bệnh vẫn cần kiên trì điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giúp bản thân bớt khó chịu hơn và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Hiện nay, xu hướng dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị đang là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với nhiều ưu điểm như không gây tác dụng phụ, không gây tương tác thuốc nên có thể dùng lâu dài để ổn định bệnh mạn tính như vẩy nến, không gây phản ứng ngược khiến bệnh nặng hơn khi ngừng dùng một thời gian. Sản phẩm giúp hỗ trợ vẩy nến được nhiều bệnh nhân tin dùng hiện nay là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Với các thành phần thảo dược quý được kết hợp theo lý luận y học cổ truyền, bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng, Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, từ đó giúp ổn định vẩy nến từ bên trong, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng viêm, đau, ngứa, vẩy da.
Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh vẩy nến cũng như thông tin về sản phẩm Kim Miễn Khang hãy liên hệ số 0971.780.331.
Quỳnh Như