Tiểu đường dẫn tới suy thận - Nguyên nhân và Biện pháp phòng ngừa

Suy thận là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9 ở các quốc gia trên thế giới. Còn tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối là 800.000 người và có tốc độ gia tăng chóng mặt. Trong đó, có đến 40% các trường hợp bị suy thận là do biến chứng tiểu đường. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh tiểu đường có nguy cơ phải đối mặt với sự tàn phế và tử vong do suy thận. Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi nội dung có trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến suy thận?

Công việc chính của thận là lọc chất thải, nước, muối thừa ra khỏi máu và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Để làm được điều này, thận cần một hệ thống mạch máu nhỏ (mao mạch) khỏe mạnh.

Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao sẽ làm các mạch máu nhỏ tại thận bị tổn thương. Điều này khiến thận của bạn không thể làm sạch máu đúng cách gây giữ muối, nước và tăng thải protein ra nước tiểu.

Bệnh tiểu đường cũng gây tổn thương các dây thần kinh khiến quá trình làm rỗng bàng quang gặp khó khăn. Áp lực do bàng quang đầy cũng là một nguyên nhân làm tổn thương thận. Ngoài ra, nếu nước tiểu đọng lại trong bàng quang lâu, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng làm suy yếu chức năng thận.

Tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến suy thận

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường tiến triển như thế nào?

Bệnh thận tiểu đường thường phát triển qua 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Đường huyết tăng cao, lượng máu đến thận tăng khiến thận phải tăng kích thước. Đồng thời trong giai đoạn này, thận phải làm việc nhiều hơn để tăng đào thải đường ra ngoài cơ thể.
- Giai đoạn 2: Mao mạch cầu thận bắt đầu bị tổn thương gây ra những thay đổi mô học tại thận, tiêu biểu là tình trạng màng lọc bị xơ hóa, kích thước lỗ lọc to ra. Tuy nhiên,  mức độ tổn thương trong giai đoạn 2 chưa đủ để gây ra các triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng.
- Giai đoạn 3: Các dấu hiệu tổn thương thận biểu hiện rõ trên lâm sàng. Người bệnh có thể thấy hiện tượng nước tiểu sủi bọt, có mùi lạ do tiểu ra albumin (lượng albumin trong nước tiểu 24 giờ là 30 – 300 mg). Đây là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng cho thấy biến chứng thận của bệnh tiểu đường đang tiến triển nặng hơn.
- Giai đoạn 4: Sau một thời gian dài phải làm việc nhiều hơn, chức năng lọc của thận bị suy giảm. Người bệnh có các triệu chứng rõ ràng, huyết áp tăng, kiểm tra nước tiểu thấy nồng độ albumin, đạm niệu cao (albumin trong nước tiểu 24 giờ lớn hơn 300mg).
- Giai đoạn 5: Bệnh thận giai đoạn cuối. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ phải lọc thận hoặc thay thận để duy trì cuộc sống.

Điều đáng nói, biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường không dừng lại ở suy thận mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ tổn thương các cơ quan khác. Ví dụ như: phù phổi cấp, tăng kali máu, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc tiểu đường, loét chân, rối loạn cương dương… Vì vậy, người bệnh tiểu đường, đặc biệt những người có nguy cơ cao (cao tuổi, tăng huyết áp, mỡ máu) cần chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng thận để giảm rủi ro.

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/bien%20chung%20than%20tieu%20duong.png

Cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường?

Nhận biết sớm biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Cách chính xác và đơn giản nhất giúp phát hiện sớm biến chứng thận của bệnh tiểu đường là làm xét nghiệm albumin trong nước tiểu. Với bệnh nhân tiểu đường type 2, việc xét nghiệm albumin trong nước tiểu để sàng lọc bệnh thận nên được làm ngay tại thời điểm chẩn đoán và định kỳ hàng năm trong những năm kế tiếp. Trường hợp bị tiểu đường type 1, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm này khi mắc bệnh 3 – 5 năm, sau đó là sàng lọc hàng năm.

Ổn định huyết áp và lượng đường huyết

Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, ổn định là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Huyết áp cũng nên giữ ở mức là ≤ 120/80 mmHg, cần duy trì uống thuốc đủ liều và liên tục. Giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (dưới 7 mmol/l khi đói và dưới 10 mmol/l sau ăn 2 giờ).

Giữ chỉ số đường huyết ở mức ổn định giúp phòng ngừa suy thận

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

- Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, miến, khoai, ngô, sắn,…) và nhiều đường (bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, nước ép trái cây,…).

- Tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt.

- Ăn nhạt, cắt giảm các loại thức ăn chứa nhiều natri như: Đồ chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, snack), củ quả muối (dưa cà muối, kim chi), gia vị (nước mắm, nước tương, sốt BBQ).

- Kiểm soát lượng đạm trong thực đơn hàng ngày theo chỉ định của chuyên gia.

Duy trì lối sống lành mạnh

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thừa cân.

- Hạn chế chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

- Tập luyện thể thao thường xuyên với các bộ môn vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga. Cần duy trì tập theo nguyên tắc đều đặn và tránh luyện tập với cường độ cao hay quá sức.

Dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược

Đặc biệt, để phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường gây suy thận giới chuyên gia khuyên người mắc nên bổ sung sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận như Ích Thận Vương. Sản phẩm chứa thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề,… là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, phòng ngừa suy thận được nhiều chuyên gia và người dùng tin tưởng sử dụng.

 

Ích Thận Vương giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Ngoài phòng ngừa biến chứng suy thận do tiểu đường, Ích Thận Vương còn giúp cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Không những vậy, sản phẩm còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bảo vệ thận, tăng tạo hồng cầu, bồi bổ khí huyết, bổ sung năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu.

Biến chứng tiểu đường dẫn đến suy thận là không thể xem thường. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Ngọc Minh


* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác