Hiện tượng và cách phòng ngừa bệnh đau lưng

Đau lưng là bệnh thường gặp chủ yếu ở người già và dân văn phòng hay phải làm việc ngồi nhiều, hay có thể do các thói quen xấu hằng ngày như đi đứng, nằm, ngồi, lôi kéo vật nặng…không đúng cách dẫn tới tổn thương cho lưng. Phần lớn bệnh đau lưng có thể phòng ngừa được nếu chúng ta có ý thức phòng bệnh tốt và bài viết dưới đây là những thông tin bổ ích về hiện tượng và cách phòng ngừa bệnh đau lưng mà bạn nên biết.

Nguyên nhân gây đau lưng

-      Đau lưng do tác động cơ học thường gặp chủ yếu ở người già, người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt cột sống…. Thương tích do bong gân, gẫy xương, tai nạn. Nằm hoặc ngồi làm việc nhiều giờ, không vận động. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn tới đau lưng.

-      Đau lưng do hiện tượng viêm là do viêm 1 số các cơ ở cột sống hoặc gần cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu… Ngoài ra đau lưng còn kèm theo 1 số tình trạng bệnh tật như chứng vẹo cột sống, chứng hẹp cột sống, sỏi thận cũng đều là tác nhân của bệnh đau lưng.

Cách phòng bệnh đau lưng

-      Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng...

-      Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.

 

 

-      Hàng ngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý.

-      Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

-      Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

-      Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

-      Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

-      Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

-      Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.

-      Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.

Các bài tập chống đau lưng:

Xoay cổ chân: di chuyển vùng mắt cá chân lên xuống. Lặp lại 10 lần.

Duỗi chân: nâng và trượt từ từ gót chân cho đến khi chân được duỗi thẳng. Lặp lại 10 lần.

Tập cơ bụng : đầu gối được nâng lên và hai tay đặt lên hạ sườn. Xiết chặt cơ bụng (hít vào thật sâu). Giữ trong 5 giây. Sau đó thở ra. Lặp lại 10 lần.

Tư thế tựa vào tường: đứng dựa vào tường sao cho lưng và chân nằm trên một đường thẳng, bước chân về phía trước 30 cm. Giữ cho cơ bụng thẳng đồng thời từ từ hạ thấp đầu gối xuống 45 độ. Giữ trong 5 phút. Chậm chậm chuyển về lại tư thế đứng ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Nâng gót chân: đứng trên hai bàn chân. Từ từ nâng gót chân lên và hạ xuống. Lặp lại 10 lần.

Nâng thẳng cẳng chân: nâng một chân thẳng và giữ chân ở tư thế nâng lên. Căng cơ bụng và giữ thắt lưng ổn định. Từ từ nâng chân lên khoảng 15-30 cm và giữ trong vòng 1-5 giây. Hạ thấp chân xuống từ từ. Lặp lại mỗi bên 10 lần.

Động tác gập đầu gối để căng cơ ngực: giữ cho thân thẳng, dùng một tay nâng gối lên đến ngực. Giữ trong 2 giây. Trở về trạng thái nghỉ. Lặp lại động tác 5 lần mỗi bên.

Cơ gấp hông thẳng: nằm gần cạnh giường, giữ chân lên ngực và giữa. Hạ từ từ một chân và giữ chân cho đến khi cơ duỗi thẳng, căng giữ trong 20 giây. Thư giãn và làm lại động tác 5 lần

Bắt chéo chân: kéo gối lên trước ngực cho đến khi được duỗi thẳng, giữ yên trong 20 giây. Thả lỏng, lặp lại 5 lần mỗi lần một bên.

Ngoài ra bạn nên kết hợp với tập thể dục thường xuyên để bạn luôn có một sức khỏe cũng như tinh thần tốt. Và trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng đau lưng và cách phòng ngừagiúp cho bạn có thể có cách phòng bệnh tốt hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt

Bên cạnh người bệnh đau lưng cần có chế độ ăn khoa học và kết hợp các sản phẩm hữu ích hỗ trợ điều trị. Bạn nên bổ sung các vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp như vitamin B1, B2, K, canxi, magie thông qua thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Ngoài các vitamin và khoáng chất trên, Cốt Thoái Vương còn chứa dầu vẹm xanh được chiết xuất từ sò vẹm xanh, có hoạt tính sinh học cao, giúp chống oxy hóa, làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp các loại thảo dược là thiên niên kiện, nhũ hương giúp giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết. Cốt Thoái Vương giúp giảm đau cải thiện vận động, cải thiện hội chứng rễ thần kinh rất tốt và không có tác dụng phụ.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   Phương Thảo
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác