Sau đột quỵ người bệnh gặp khá nhiều khó khăn trong ăn uống, di chứng thường gặp là rất khó nuốt, vì vậy, những đồ ăn của người đang điều trị đột quỵ cần: ninh nhừ, lỏng, đủ vitamin và giàu dinh dưỡng…
Các dấu hiệu giúp nhận biết rối loạn nuốt ở người đột quỵ
- Vướng ở cổ họng khi nuốt.
- Ngậm thức ăn trong miệng lâu, nuốt phải cố gắng, nuốt rất lâu mới trôi thức ăn.
- Nước bọt trong miệng tiết ra nhiều, dẫn đến thường xuyên chảy nước bọt.
- Khi ăn, do miệng của bệnh nhân khó ngậm chặt nên thức ăn, đồ uống trong miệng dễ chảy ra ngoài.
- Khó khăn khi nhai hoặc cắn thức ăn.
- Dễ bị ho bị trớ khi đang nhai đồ ăn.
Chăm sóc ăn uống cho người bị đột quỵ cần lưu ý
- Trong sinh hoạt ăn uống
Thức ăn của người bệnh cần ninh nhừ, mềm, lỏng, nên chia cắt nhỏ thức ăn.
Cần tránh các thức ăn sau:
Thức ăn có kích thước lớn, quá nhiều xơ, khô, cứng, dai, thức ăn khó nhai, khó cắn.
Thức ăn rời rạc không có kết dính.
Thức ăn dễ dính vào khe răng, lợi hay dễ bị đọng lại gây khó khi nuốt, khó vệ sinh răng miệng.
- Tư thế ăn uống
Đặt người bệnh ngồi thẳng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Lưng người bệnh luôn có điểm tựa là giường hoặc ghế, có thể dùng gối để chèn sau lưng khi ngồi cho dễ chịu.
Đảm bảo chân người bệnh có điểm chạm, không để chân lơ lửng dễ mất thăng bằng.
Sau ăn, người bệnh nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng từ 20-30 phút giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh trào ngược thực quản.
Ngồi đúng tư thế giúp người bị đột quỵ dễ ăn uống
- Thực hiện an toàn trong ăn uống
Cho người bệnh ăn uống chậm, ăn miếng nhỏ, uống hớp nhỏ.
Nuốt hết toàn bộ thức ăn trong miệng mới ăn muỗng tiếp theo.
Nên để thức ăn ở bên miệng không bị liệt giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
Không nói chuyện trong khi đang ăn, nuốt.
Nhắc bệnh nhân chú ý khi có nước bọt trong miệng cần nhổ ra hoặc nuốt vào, không ngậm trong miệng.
Những đồ ăn như bún, phở nên ăn riêng phần nước và cái vì nếu ăn cùng rất dễ bị sặc.
- Môi trường ăn uống
Khu vực cho người bệnh ăn cần đủ ánh sáng, không nên mở ti vi, đài, hay tránh đông người vì dễ gây mất tập trung trong lúc ăn ở người bệnh.
Người nhà nên tạo không khí thoải mái, vui vẻ khi chăm sóc người bệnh bằng cách thường xuyên động viên, khuyến khích và có tính kiên nhẫn vì thời gian chăm sóc người bị đột quỵ thường kéo dài gây mệt mỏi.
- Vệ sinh răng miệng
Sau ăn người bệnh cần được vệ sinh răng, miệng sạch sẽ, tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Với người bệnh không tự vệ sinh răng miệng được, người nhà có thể hỗ trợ giúp người bệnh tại chỗ, cần dùng gạc mềm lau miệng và làm sạch răng, lưỡi.
Chỉ sử dụng kem đánh răng, nước ấm vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. Không nên dùng mật ong dễ gây sâu răng, không dùng nước súc miệng có cồn dễ gây khô miệng dẫn đến nhiễm khuẩn.
Những trường hợp người bệnh gặp khó ăn uống bằng đường miệng, thì có thể cung cấp thức ăn và đồ uống qua ống sông hoặc truyền dịch.
Hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ
Chế độ ăn uống là một trong những khâu quan trọng trong hỗ trợ điều trị phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ. Ngoài ra cần chú ý đến các yếu tố khác như sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp bệnh nhân tập luyện hàng ngày… Hiện nay bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các sản phẩm an toàn trong hỗ trợ điều trị đột quỵ. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Nattospes với thành phần là Nattokinase giúp làm tan các cục máu đôngvà tăng tuần hoàn, lưu thông máu tốt, hỗ trợ ổn định huyết áp giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ…
Nattospes hỗ trợ điều trị đột quỵ
Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Nattospes hãy liên hệ ngay số 0971.780.331.
Quỳnh Nga