Cách phân biệt suy nhược thần kinh và trầm cảm

Suy nhược thần kinh và trầm cảm đều có những triệu chứng chung như mất ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt, đau nhức mình mẩy… do đó nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai chứng bệnh này với nhau.

Bệnh trầm cảm biểu hiện thế nào?

Trầm cảm là bệnh đặc trưng bởi 2 dấu hiệu chính là trạng thái buồn chán và giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như là tâm trạng cô đơn, lạc lõng, suy nghĩ tiêu cực, hay nổi giận, cảm thấy tự ti, tội lỗi, nghĩ mình là người vô dụng, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, tăng hoặc giảm cân đột ngột, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, lười vận động,… và nguy hiểm hơn là người bệnh thường có những hành vi gây hại đến bản thân, hay nghĩ đến việc tự tử, về cái chết.

Cho đến nay, nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng trầm cảm gây nên bởi sự tác động qua lại giữa yếu tố bên ngoài (văn hóa, mối quan hệ xã hội, truyền thống gia đình,…) và yếu tố bên trong (rối loạn hormon, tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh,…).

Trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, làm hạn chế khả năng học tập, lao động và làm người bệnh có những hành vi khó kiểm soát, gây nguy hại đến bản thân và người xung quanh.

 

Người bị trầm cảm thường thu mình trước mọi người

Suy nhược thần kinh không phải là bệnh trầm cảm

Suy nhược thần kinh có tên gọi khác là tâm căn suy nhược, một số người còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật. Đây là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, được định nghĩa là do những rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ gây nên. Cụ thể hơn, bệnh do các nguyên nhân chính như: chấn thương vỏ não, sang chấn tâm lý, dinh dưỡng không đầy đủ, học tập và lao động quá sức, sử dụng chất kích thích,… thường gặp ở những đối tượng trong độ tuổi lao động.

Các triệu chứng đặc trưng của suy nhược thần kinh kéo dài trên 3 tháng như: mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, căng thẳng, hồi hộp, đánh trống ngực, đau nhức mình mẩy, nghi mình có bệnh (như bệnh tim mạch, tiêu hóa, hô hấp…). Suy nhược thần kinh nếu không được chú ý phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ sa sút tinh thần, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, chán nản và rơi sâu vào trạng thái trầm cảm.

Như vậy, có thể thấy rằng, suy nhược thần kinh không phải là trầm cảm, nhưng lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nhận biết được mối quan hệ này có thể sẽ giúp cho việc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm dễ dàng hơn.

Biện pháp giúp giảm trầm cảm và suy nhược thần kinh

Để điều trị trầm cảm, y học hiện đại thường dùng các loại thuốc như thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, đa vòng,... Còn đối với điều trị suy nhược thần kinh, thường phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc bổ máu, tăng tuần hoàn, thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng,… Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm do suy nhược thần kinh cần phải sử dụng rất nhiều các loại thuốc và không thể tránh khỏi việc lệ thuộc thuốc cũng như các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,…

Để khắc phục vấn đề này, các bác sĩ, giáo sư trong Hội thần kinh học đã tổ chức hội thảo bàn luận về một phương pháp hỗ trợ điều trị cả suy nhược thần kinh và trầm cảm đi từ thiên nhiên, khá an toàn mà hiệu quả, đó là sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, một loại thảo dược có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. Hợp hoan bì kết hợp với ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân… có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Bởi vậy mà Kim Thần Khang có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, chữa mất ngủ và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác