5 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh trầm cảm

Bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh trầm cảm? Hay bạn mắc bệnh trầm cảm đã nhiều năm nhưng không thấy thuyên giảm? Bạn đã điều trị bệnh nhưng không biết phương pháp điều trị của mình có đúng không?

Đừng lo, bài viết sau sẽ là chìa khóa giải mã cho những vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Làm sao để tôi biết mình có bị trầm cảm không? 

Để biết được mình có mắc trầm cảm hay không thì một điều chắc chắn là bạn phải tới khám tại chuyên khoa tâm thần của các bệnh viện. Tại đây, bạn sẽ được làm khoảng hàng chục câu hỏi trắc nghiệm, các bác sĩ sẽ chấm điểm để đánh giá trên các tiêu chí như tâm trạng, sinh hoạt hàng ngày, suy nghĩ tiêu cực,… của bạn để chẩn đoán chính xác.

 

Làm sao để biết bạn có bị trầm cảm không?

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự đánh giá sơ bộ bằng các dấu hiệu như: thấy tâm trạng trở nên khó kiểm soát, hay buồn bã, chán nản, thờ ơ, khóc lóc vô cớ, có các hành vi tự gây thương tích, kém tập trung, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, cân nặng thay đổi đột ngột,... Nếu những triệu chứng đó kéo dài trên 2 tuần thì khả năng cao bạn đang bị trầm cảm “đeo bám” rồi đấy.

Tóm lại, đừng chủ quan với sức khỏe của mình. Bạn nên biết rằng, không có ai sau một đêm tỉnh giấc tự nhiên bị trầm cảm, bởi đó là cả một quá trình. Hãy cố gắng chú ý quan sát và tự ý thức được tình trạng sức khỏe của mình để can thiệp càng sớm càng tốt.

Điều trị bệnh trầm cảm bao lâu thì khỏi?

Phải thừa nhận rằng, quá trình vượt qua bệnh trầm cảm thật sự rất “gian nan” và “mờ mịt”. Bạn chỉ có thể tiến về phía trước mà không biết khi nào đến nơi. Tuy nhiên, bạn buộc phải trải qua con đường đó, tự mình thử nghiệm, có thể sẽ có sai lầm và thất bại nhưng bạn cần quyết tâm cao độ. Quá trình điều trị sẽ kéo dài có khi chỉ vài tháng, nhưng cũng có khi kéo dài cả chục năm.

Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, vấn đề bạn cần quan tâm hơn là những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh trầm cảm. Chúng bao gồm:

  1. Mức độ trầm cảm.
  2. Tính cách vốn có của bản thân.
  3. Sự tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
  4. Yếu tố ngoại cảnh (những người thân xung quanh, những thay đổi trong cuộc sống, biến động trong xã hội/cộng đồng của bạn, đôi khi bao gồm cả yếu tố thời tiết, khí hậu,...).

Có thể dừng thuốc khi không còn triệu chứng của trầm cảm không?

Một số người khi uống thuốc chống trầm cảm được 2 tuần thì thấy các triệu chứng trầm cảm giảm dần nên bỏ thuốc. Đây thực sự là một cách sử dụng sai lầm và cực kì không tốt vì nó làm tăng khả năng tái phát trầm cảm. Khi bệnh tái phát trở lại, bệnh sẽ khó điều trị và cần thời gian điều trị kéo dài hơn lúc ban đầu rất nhiều. Hãy nhớ rằng bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đủ liều, đủ thời gian, đúng giờ. Khi các triệu chứng giảm dần, bạn cũng không được tự ý bỏ thuốc, vẫn cần tiếp tục uống thuốc cho đủ liều sau đó đến bệnh viện tái khám. Bác sĩ trực tiếp điều trị sẽ tư vấn cho bạn có nên giảm liều hay dừng thuốc tùy theo mức độ tiến triển bệnh của bạn.

Có những phương pháp nào giúp giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm?

Các phương pháp điều trị triệu chứng bệnh trầm cảm hiện nay gồm: sử dụng thuốc chống trầm cảm và thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược kết hợp với liệu pháp tâm lý, tập thể dục thể thao thường xuyên, ngồi thiền, tập yoga. Ngoài ra, nên tìm thêm một người bạn thân để chia sẻ, tâm sự những khó khăn vướng mắc bạn đang gặp phải. Hãy thử đi nhé, rất hiệu quả đấy.

Tôi có thể sử dụng thêm sản phẩm nào để giúp dự phòng, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm sao cho an toàn, hiệu quả?

Một trong những xu hướng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị trầm cảm an toàn, hiệu quả và được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên như: hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân,… Để thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng và bảo quản, các loại thảo dược quý đó đã được các nhà khoa học kết hợp và bào chế dưới dạng viên nén trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Bạn có thể sử dụng Kim Thần Khang để dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu, giúp phòng ngừa, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh.

 

Kim Thần Khang hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác