Viêm thanh quản – cách chữa trị hiệu quả

Viêm thanh quản xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố thay đổi môi trường đột ngột là khá phổ biến trong xã hội hiện nay.

Những người thường xuyên phải nói to, nói nhiều dễ bị tổn thương dây thanh. Người nhiễm cúm hoặc phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm. Đặc biệt về mùa lạnh, nhất là vào những đợt rét đậm, rét đột ngột, thay đổi môi trường đột ngột, thậm chí ngồi lâu trong điều hòa cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản.

 

Khàn tiếng là triệu chứng của viêm thanh quản

Viêm thanh quản bao gồm viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mãn. Viêm thanh quản cấp là bệnh thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân, khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân là do viêm mũi cấp không điều trị đúng mức viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp gây nên. Bệnh nhân bị sốt, chảy nước mũi rồi cảm thấy trong họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, có cảm giác ngứa, rát, giọng bị khan dần, có khi mất tiếng, sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Viêm thanh quản mãn thì chỉ có biểu hiện tiếng nói bị khàn kéo dài, khó khỏi một cách tự nhiên. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây cho bệnh nhân những khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.

Các triệu chứng khác của viêm thanh quản gồm:

-         Phát ra âm thanh cọt kẹt khi hít vào hoặc thở khò khè khi thở ra

-         Khàn cổ họng

-         Có vấn đề về hô hấp

-         Ngực phập phồng trong quá trình hô hấp

-          Sốt cao (có thể 400C hoặc cao hơn)

-         Các triệu chứng này có thể nặng hơn vào ban đêm. Các triệu chứng thường kéo dài từ ba đến bảy ngày thậm chí có thể đến hai tuần.

Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngáy sốt, sau đó đau họng, có cảm giác nóng, khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Viêm thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.

Đối với những bệnh nhân viêm thanh quản, điều quan trọng nhất là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Bệnh nhân nên tránh tắm lạnh, cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi.

Trước thực tế đó, nhiều bác sỹ và bệnh nhân có xu hướng phối hợp với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt – vị thuốc dân gian được sử dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về họng, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, cây sói rừng… Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, đặc biệt tốt đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do phải nói nhiều, phòng ngừa bệnh tái phát.

Bệnh nhân bị viêm thanh quản do thay đổi môi trường đột ngột, dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc là, uống rượu bia, hạn chế ngồi điều hòa và đặc biệt cần giữ ấm cơ thể… Nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần, nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh

Cách điều trị viêm họng trước khi chuyển sang viêm thanh quản:

Viêm họng thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói, tắc mũi, chảy nước mũi, khản tiếng nhẹ…

Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, trong đó phổ biến là viêm thanh quản.

Về điều trị viêm họng, ngăn chặn chuyển sang viêm thanh quản, ngoài dùng thuốc tây y, trong dân gian có một số bài thuốc đơn giản, an toàn mà hiệu quả:

-         Trà mật ong: lấy 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén tra và vắt thêm ½ quả chanh, sau đó uống từng ngụm

-         Quất hông bì thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần cho tới khi khỏi.

-         Củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tười mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần, ngày 1-2 lần.

Quỳnh Trang

      


                     
HƯỚNG DẪN MUA HÀNG


 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác