Làm cách nào để tránh đau dạ dày khi uống các thuốc giảm đau đau lưng

Các loại thuốc Tây y, ngoài tác dụng giúp giảm đau đau lưng thì thường gây tác dụng phụ không mong muốn như gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Làm cách nào để tránh được tác dụng phụ này trong quá trình điều trị đau lưng đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Đau lưng là bệnh gì?

 

Đau lưng là triệu chứng bệnh lý về xương khớp phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng lưng khiến người bệnh khó khăn trong quá trình vận động. Triệu chứng đau lưng thường là do các bệnh lý sau:

 

- Thoái hóa cột sống.

- Phình hoặc thoát vị đĩa đệm.

- Trượt đốt sống.

- Gai đốt sống.

- Đau thần kinh tọa.

- Loãng xương, xẹp đốt sống.

- Bệnh lý về thận.

Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như ung thư cột sống, lao cột sống, khối u sau phúc mạc vùng thắt lưng, bệnh phụ khoa,....

 

Đau lưng khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động

Tại sao thuốc giảm đau đau lưng có thể gây đau dạ dày?

Đau dạ dày có thể do nhiều bệnh lý như: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, chảy máu, ung thư,... Việc sử dụng thuốc Tây y không đúng cách cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Không phải ai sử dụng cùng một loại thuốc cũng đều bị đau dạ dày. Tác dụng phụ gây đau dạ dày của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sử dụng thuốc có đúng cách, đúng chỉ định bác sĩ không, có tiền sử mắc bệnh dạ dày không, sử dụng thuốc kết hợp,...

Nhóm những loại thuốc giảm đau đau lưng có nguy cơ cao gây đau dạ dày

Dưới đây là các nhóm thuốc giảm đau đau lưng có khả năng cao gây đau dạ dày và các biến chứng dạ dày khác.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid

Nhóm thuốc này gồm các loại: Indomethacin, ibuprofen, diclofenac,... có tác dụng giảm đau, chống viêm, thường dùng với các bệnh lý xương khớp.

 

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid trị xương khớp có khả năng cao gây đau dạ dày

 

Thuốc chứa Ibuprofen như: antidol, alaxan thường dùng cùng paracetamol cũng được dùng khá thường xuyên, gây nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa như: Nôn, buồn nôn, đau chướng bụng, chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột, loét dạ dày…

Thuốc chứa diclofenac như diclofenac, voltaren thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp, đau lưng, viêm đa khớp,... cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng nếu lạm dụng.

Nếu sử dụng thường xuyên hoặc dùng với liều lượng lớn, thuốc chống đau và chống viêm không steroid dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh gặp biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng,...

Nguyên nhân do thuốc sử dụng qua đường uống vào dạ dày nhưng kém hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Nó tích tụ thành đám trong dạ dày, gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến acid dạ dày ăn mòn, gây tổn thương lớp niêm mạc.

Ngoài ra, một số thuốc không thuộc nhóm steroid khác như: celecoxib, Celebrex,... thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày.

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc trị đau lưng được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng giảm viêm và giảm đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Corticosteroid thường được dùng cho những bệnh nhân bị đau lưng cấp tính và mãn tính, đau lưng do các bệnh lý ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng, hẹp ống sống, viêm cột sống…

Ngoài ra Corticosteroid (đường uống) được dùng ngắn hạn cho những bệnh nhân bị đau lưng nghiêm trọng trong vài tuần mà không có đáp ứng với thuốc giãn cơ và NSAID. Đối với trường hợp này, Corticosteroid giúp làm dịu cơn đau và tình trạng viêm trước khi bệnh tiến triển thành mãn tính.

Tùy thuộc vào từng trường hợp (mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau), Corticosteroid có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Corticosteroid làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở người bệnh có yếu tố kết hợp như: ăn nhiều đồ cay nóng, có tiền sử đau dạ dày, thường xuyên uống rượu bia, stress kéo dài, chế độ ăn uống không lành mạnh,...

 

Nhóm thuốc giảm đau Corticosteroid gây nhiều tác dụng nguy hiểm cho dạ dày

Do đó, khi sử dụng thuốc Corticosteroid nên đặc biệt thận trọng và báo bác sĩ điều trị nếu có tiền sử mắc bệnh.

Nhóm thuốc giảm đau Aspirin

Nhóm thuốc này cũng được ghi nhận có nguy cơ cao gây đau dạ dày. Aspirin thường được sử dụng trong điều trị đau lưng từ nhẹ đến trung bình có kèm theo viêm, không có đáp ứng với Acetaminophen.

Việc sử dụng Aspirin kéo dài, đặc biệt là liều lượng cao rất dễ gây viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết dạ dày.

 

Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin cũng có nguy cơ cao gây đau dạ dày

Ngoài ra các thuốc tenoxicam, piroxicam, meloxicam, indomethacin,... thường dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp, dây thần kinh cũng có nguy cơ gây hại dạ dày và đường ruột.

Nên làm gì để hạn chế đau dạ dày khi uống các thuốc giảm đau đau lưng

Một số lời khuyên dưới đây giúp người bệnh sử dụng thuốc Tây giảm đau đau lưng sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ như đau dạ dày.

  • Nên uống thuốc đúng khuyến cáo, thường là uống thuốc vào lúc no, sau khi ăn.
  • Uống thuốc cùng cốc nước từ 200 – 250ml.
  • Không tự ý sử dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu gặp khó chịu, có dấu hiệu của đau dạ dày, hãy báo với bác sĩ điều trị.
  • Người mắc bệnh dạ dày nên thận trọng khi dùng thuốc điều trị và thuốc phối hợp.
  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, nếu có thể, bạn hãy để cơn đau tự qua đi và chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết. Theo Hiệp hội các bác sỹ Mỹ (ACP), người bị đau lưng nên thử áp dụng các liệu pháp tự nhiên (như massage, tập yoga, bơi lội…) trong vài tuần. Chỉ khi những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn thì mới nghĩ đến việc dùng thuốc.

Để cải thiện tình trạng đau lưng mà không phải lo lắng về tác dụng phụ đối với sức khỏe, bạn nên dùng các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt là những sản phẩm vừa giúp giảm đau, kháng viêm, lưu thông khí huyết vừa làm chậm quá trình thoái hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cột sống chắc khỏe lại không gây bất cứ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng lâu dài.

Cốt Thoái Vương – Giải pháp cải thiện đau lưng từ thảo dược an toàn, hiệu quả cao

Đau lưng là tình trạng phổ biến hiện nay và tái phát thường xuyên nếu không có biện pháp phòng ngừa, cải thiện đúng cách. Việc sử dụng các sản phẩm giảm đau tổng hợp, chống viêm tổng hợp, vi chất tổng hợp,... chỉ có tác dụng tạm thời mà không tác động vào nguyên nhân sâu xa là bổ sung chất dinh dưỡng nguồn gốc hữu cơ cho cột sống nên bệnh không khỏi triệt để, rất hay tái phát. Mặc khác, các sản phẩm nguồn gốc tổng hợp thường không thân thiện với cơ thể, khó dung nạp, thậm chí gây nhiều tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Vì vậy, nhiều người tin tưởng lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa giúp giảm đau hiệu quả, an toàn, lại tác động vào căn nguyên nên ngăn chặn tái phát rất tốt. 

Tiêu biểu đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần giảm đau thực vật, chống viêm từ thực vật. Đặc biệt, thành phần chính là dầu vẹm xanh được Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu năm 2007. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ giảm cứng khớp, sưng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt “rất tốt” và “tốt” trên 70%, trong đó giảm sưng khớp là 93,7%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy dầu vẹm xanh có rất nhiều dưỡng chất hữu cơ cần thiết cho cột sống (omega-3, chondroitin, glucosamine, canxi...). Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ dồi dào cho cột sống, đĩa đệm; Cải thiện các bệnh cột sống gây đau lưng (thoái hoá đốt sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm,...); Phục hồi sụn khớp, tăng tính dẻo dai của đĩa đệm, giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tái phát mà không gây tác dụng phụ như các sản phẩm nguồn gốc tổng hợp.

 

Cốt Thoái Vương cải thiện đau lưng an toàn, hiệu quả

Như vậy, sản phẩm Cốt Thoái Vương hội tụ cả 2 hướng đi theo đông và tây y, vừa giúp giảm đau, kháng viêm, lưu thông khí huyết vừa làm chậm quá trình thoái hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cột sống chắc khỏe lại không gây bất cứ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng lâu dài. Đây là một trong những đặc điểm ưu việt làm nên thương hiệu của Cốt Thoái Vương. 

  

Hơn nữa, bản thân sản phẩm Cốt Thoái Vương cũng đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn: BV Trung ương Quân đội 108 năm 2010, trường Đại học Y Hà Nội năm 2010, BV Quân y 103 năm 2011 trên các trường hợp bị thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau thần kinh tọa. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng sản phẩm có tác dụng cải thiện độ giãn và độ linh động cột sống (theo chỉ số Schober) sau điều trị cao hơn nhóm đối chứng. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt ở nhóm dùng sản phẩm này lên tới gần 90%.

  

Để cải thiện tình trạng đau lưng mà không phải lo lắng về tác dụng phụ đối với sức khỏe, bạn nên dùng các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương bạn nhé.

Nếu còn thắc mắc về tình trạng bị đau lưng hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài (zalo): 0971 780 331 - 0947 363 097.

Tuệ An

 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác