Phòng ngừa đột quỵ não: Trong mùa đông cần chú ý những gì?

Vào mùa lạnh nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, nhất là ở những người già yếu hoặc mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Vậy phải làm sao để phòng ngừa bệnh tốt nhất cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé!

Ngày nay, chúng ta không thể coi thường đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não). Là bệnh có liên quan trực tiếp đến lưu lượng máu chảy qua não, bệnh đột quỵ được coi là nguyên nhân tử vong hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư và đứng hàng đầu về tàn phế ở người trưởng thành.

Ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả hai giới và các lứa tuổi. Vào mùa đông, nguy cơ mắc bệnh cao hơn các thời điểm còn lại trong năm.

Phòng đột quỵ não trong mùa đông 

Phòng đột quỵ não trong mùa đông

Nguyên nhân dễ bị đột quỵ trong mùa đông

Theo một nghiên cứu thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những tháng mùa đông vừa rồi số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Nhiều trường hợp đột quỵ, nhồi máu não do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ như từ trong nhà hoặc trong chăn ấm ra ngoài lạnh) khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, các mạch máu bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và bị đột quỵ.

Không những thế, nhiệt độ lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu. Khi đó lượng enzyme tiêu hủy sợi huyết giảm, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị vón cục và lưu lượng máu qua não giảm, dẫn đến tai biến. Nhiệt độ quá lạnh cũng dễ làm tăng tiết các catecholamine - chất trung gian cho nhiều hoạt động sinh lý và chuyển hóa. Khi chúng tăng lên có thể dẫn đến co mạch ngoại biên, giãn mạch thụ động ở những nơi ít chịu ảnh hưởng như mạch não, mạch phổi, từ đó, dẫn đến biến chứng đứt mạch não.

Cách khắc phục nguy cơ đột quỵ vào mùa đông

Giữ cho cơ thể đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài gió ngay khi thức dậy tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột... là những điều ai cũng phải làm để phòng ngừa bệnh vào mùa đông.

 Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Ngoài ra cần lưu ý các vấn đề sau:

- Hạn chế uống rượu: Nhiều người cho rằng uống rượu vào thời gian này sẽ ấm bụng tuy nhiên mùa đông, khi uống rượu chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu.

- Điều trị tốt các bệnh lý cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, máu nhiễm mỡ: Người bị nhóm bệnh này đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn hẳn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ... Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu...

- Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế muối để tránh nguy cơ cao huyết áp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ: Một chế độ ăn không quá nhiều muối, hạn chế thịt sữa, tránh xa thực phẩm chứa nhiều cholesterol, ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và và rượu bia... sẽ có tác dụng giúp bạn phòng bệnh.

 Chế độ ăn khoa học bổ sung nhiều chất xơ

Chế độ ăn khoa học bổ sung nhiều chất xơ

 - Thay đổi nếp sống: Hãy cố gắng duy trì đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức. Việc làm này không những giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông, tuần hoàn tốt mà còn giảm hẳn stress và các bệnh về tâm lý nên cũng giảm tải áp lực cho não.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi khám ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây đột quỵ.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Một chương trình tập thể dục toàn diện, bao gồm cả bài tập sức mạnh, bài tập cốt lõi, kéo giãn cơ thể cũng như cường độ cao... sẽ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể thuận lợi hơn, nhịp tim ổn định, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ.

Luyện tập thể thao giúp phòng bệnh tim mạch 

Luyện tập thể thao giúp phòng bệnh tim mạch

- Chọn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chất lượng cao, uy tín để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả: Khi lựa chọn sản phẩm bổ trợ sức khỏe phải chọn sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí: Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (và có thể dễ dàng kiểm chứng được); Thành phần được trình bày công khai, đầy đủ (từ hóa chất hay thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào)...

Sử dụng thảo dược phòng ngừa tai biến đột quỵ

Bên cạnh các phương pháp tập luyện như trên, giới chuyên gia còn khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị cho hiệu quả lâu dài mà không lo về tác dụng phụ. Xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện những triệu chứng tai biến cũng được nhiều người áp dụng. Tại Việt Nam, sản phẩm nổi tiếng hơn 10 năm qua và được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

 

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một món ăn bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số 0971 780 331 – 0947 363 097

Nghiên cứu mới của Nattospes trong điều trị đột quỵ

Tin vui cho nhiều bệnh nhân và người nhà là mới đây, tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của thực phẩm chức năng viên nang Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp kết hợp điện châm”.

Nghiên cứu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của sản phẩm Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não đã được các nhà khoa học thực hiện 

 Nghiên cứu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của sản phẩm Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não đã được các nhà khoa học thực hiện

Nghiên cứu được thực hiện trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu não tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành can thiệp lâm sàng so sánh trước - sau điều trị, và so sánh với nhóm chứng, nghiên cứu mù đơn; sử dụng phác đồ điều trị nền bằng điện châm + Naatrapyl 1g tiêm trên cả 2 nhóm trong thời gian 60 ngày; nhóm nghiên cứu: điều trị phác đồ nền kết hợp với uống viên nang Nattospes trong thời gian 60 ngày; nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017), kết quả cho thấy: Thực phẩm chức năng viên nang Nattospes có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp cho hiệu quả tốt, cụ thể: 

 Kết quả điều trị theo tiến triển độ liệt Rankin

Kết quả điều trị theo tiến triển độ liệt Rankin

Kết quả phục hồi độ liệt theo phân loại độ liệt của Rankin của nhóm nghiên cứu sau đợt điều trị đạt hiệu quả cao: độ liệt trung bình từ 3.48±0.62 giảm xuống còn 1.48±0.67; tỷ lệ bệnh nhân phục hồi độ liệt đạt loại tốt 77.42%, và khá là 22.58%. Nhóm đối chứng: độ liệt trung bình từ 3.57±0.67 giảm xuống còn 2.30±0.78, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi độ liệt đạt loại tốt 26.67%, và khá là 73.33%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0.001. Ở nhóm dùng Nattospes, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi độ liệt đạt loại tốt sau 60 ngày lớn hơn 3 lần so với thời điểm sau 30 ngày, chứng tỏ, khi sử dụng sản phẩm càng lâu thì mức độ cải thiện độ liệt càng tốt.

 Đánh giá mức độ cải thiện tổn thương thần kinh theo thang điểm Orgogozo

Đánh giá mức độ cải thiện tổn thương thần kinh theo thang điểm Orgogozo

Kết quả theo thang điểm Orgogozo (đánh giá chủ yếu về mức độ tổn thương thần kinh) của nhóm nghiên cứu sau đợt điều trị tăng cao hơn so với trước điều trị từ 46.29±11.78 lên 93.55±4.78, tỷ lệ bệnh nhân đạt loại tốt 87.10%, loại khá là 12.90%. Nhóm đối chứng: điểm trung bình từ 48.67±11.47 tăng lên 85.17±7.36, tỷ lệ bệnh nhân đạt loại tốt 43.33%, loại khá là 53.33%, loại trung bình 3.33%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0.0001. Ở nhóm dùng Nattospes, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi độ liệt đạt loại tốt sau 60 ngày lớn hơn so với thời điểm sau 30 ngày, chứng tỏ, khi sử dụng sản phẩm càng lâu thì mức độ cải thiện độ liệt càng tốt.

 Mức độ cải thiện tình trạng sinh hoạt theo thang điểm Barthel

Mức độ cải thiện tình trạng sinh hoạt theo thang điểm Barthel

Kết quả theo thang điểm Barthel: Hiệu quả tốt ở nhóm nghiên cứu là 100%; Nhóm đối chứng: hiệu quả tốt là 83.33%, khá: 10%, trung bình giảm xuống còn 6.67% và không còn bệnh nhân có hiệu quả kém. Sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm D­30 với p = 0.003. Ở nhóm dùng Nattospes, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi độ liệt đạt loại tốt sau 60 ngày lớn hơn so với thời điểm sau 30 ngày, chứng tỏ, khi sử dụng sản phẩm càng lâu thì mức độ cải thiện độ liệt càng tốt.

 

Đinh Anh Tuấn
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác