Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tim, thận,.. Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.
Ở khớp, bệnh gút (bệnh gout) gây ra chứng viêm khớp cấp và mạn tính. Ở mô mềm, gút tạo ra các hạt tô phi. Ở thận, gút gây ra các chứng viêm thận kẽ, sỏi thận... Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch. Tại Việt Nam, trước kia bệnh gút được coi là bệnh nhà giàu vì cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh gút gia tăng chóng mặt ở Việt Nam. Sau đây là những đối tượng có nguy cơ mắc gút rất cao:
Đối tượng có nguy cơ mắc gút cao
- Người uống nhiều rượu bia: Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic. Những acid này sẽ tránh chấp sự đào thải với acid uric, làm cho lượng acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát hết ra ngoài. Sự tồn đọng này lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến bệnh gút.
- Người ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao: Thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như hải sản, cá cơm, cá mòi, thịt ngỗng, nội tạng động vật ... cũng có thể làm tăng acid uric dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.
- Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì cũng có hàm lượng acid uric trong máu rất cao nên là đối tượng dễ bị gút. Việc giảm cân, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.
- Thường gặp ở nam giới (trên 95%).
- Thường gặp trong độ tuổi 35 đến 45 (cuối thập niên thứ 3 và đầu thập niên thứ 4)
- Người uống ít nước khiến cơ thể không hòa tan và đào thải được acid uric có nguy cơ mắc gút cao.
- Người thường xuyên có các hoạt động gây ra sốc đột ngột cho cơ thể (ví dụ tắm ước lạnh khi cơ thể đang nóng) cũng có thể là tác nhân để muối urat chuyển hóa thành acid uric.
Phòng bệnh gút bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên
Vì thế, để tránh những rủi ro của bệnh gút, mỗi người nên có kế hoạch phòng bệnh từ ngay bây giờ. Kế hoạch bao gồm: xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, thường xuyên luyện tập thể thao, uống nhiều nước,…Đặc biệt những đối tượng dễ mắc bệnh gút đã liệt ở trên thì ngoài việc thực hiện theo kế hoạch trên cũng nên lựa chọn thêm cho mình những loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như Hoàng Tống Phong để giúp phòng bệnh hiệu quả. Sản phẩm với thành phần chính là trạch tả có tác dụng giúp đào thải nồng độ axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể, tránh sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp từ đó ngăn chặn nguy cơ hình thành nên bệnh gút. Bên cạnh đó, trong thành phần sản phẩm còn chứa các loại dược liệu quý như: nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu giúp tăng cường chức năng gan thận, ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Để phòng bệnh gút hiệu quả, bạn nên sử dụng Hoàng Thống Phong 2 lần mỗi ngày và mỗi lần 3 viên theo lộ trình từ 3 – 6 tháng.
Riêng đối với những người đã mắc bệnh gút, ngoài những tác dụng trên, Hoàng Thống Phong còn giúp giảm đau, chống viêm, giải độc cho cơ thể, điều hòa khí huyết, ngăn chặn được các cơn đau cấp tái phát. Người bệnh gút nên sử dụng 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 3 viên để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hà My