LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

Kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường là một trong những mục tiêu hàng đầu trong điều trị tiểu đường của các bác sĩ. Bệnh nhân bị tiểu đường thường dễ gặp các biến chứng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tuổi thọ của chính bệnh nhân. Vậy làm gì để phòng ngừa và điều trị hiệu quả biến chứng tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Làm sao để phát hiện ra bệnh tiểu đường

Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì ĐTĐ là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân được chẩn đoán bị đái tháo đường khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

- HbA1C > 6,5%.

- Glucose khi đói >7,0 mmol/l.

- Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống).

- Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

- Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).

- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).

- HbA1C: < 5,7 %.

2. Các loại tiểu đường

- Tiểu đường type I: Đây là một loại bệnh tự miễn, tế bào sản xuất Insulin tuyến tụy bị chính cơ thể phá hủy nên không thể sản xuất đủ Insulin cho cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường loại I phải dùng Insulin suốt đời. Thường được phát hiện ở trẻ nhỏ và người trẻ.

- Tiểu đường type II: 90% số người mắc bệnh tiểu đường thuộc type II.Trong trường hợp này cơ thể không tiết đủ hormon Insulin hoặc cơ thể không có khả năng sử dụng insulin để đưa Glucose vào trong tế bào sử dụng.

- Tiểu đường thai kì: Tiểu đường diễn ra trong thai kì và hết sau khi sinh em bé.

- Tiền tiểu đường: Đây là giai đoạn đầu của tiểu đường type 2, khi chỉ số đường huyết tăng cao hơn bình thường nhưng các xét nghiệm chuyên sâu chưa đủ kết luận là bị tiểu đường.

3. Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát nghiêm ngặt dễ dẫn đến biến chứng trên nhiều cơ quan.

 

Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.

Tổn thương dây thần kinh: Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Đây là nguyên nhân gây ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Nếu không kiểm soát đường huyết ổn định, có thể mất hết cảm giác ở các chi. Tổn thương các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, nó có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Tổn thương thận: Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (cầu thận) lọc chất thải từ máu. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh vi này. Tổn thương nghiêm trọng trên thận dẫn đến suy thận hoặc tổn thương giai đoạn cuối không thể hồi phục, có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.

Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu đến chân kém làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng ở chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hở và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường khó lành. Những bệnh nhiễm trùng này cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cả chân.

Bệnh về da: Bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh dễ mắc các vấn đề về da hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh Alzheimer: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Kiểm soát lượng đường trong máu càng không ổn định thì nguy cơ càng cao.

Bệnh tâm lý: Các triệu chứng trầm cảm thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

*Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không được kiểm soát tốt có thể gây ra các vấn đề cho thai phụ và thai nhi:

- Với thai nhi:

+ Tăng trưởng vượt mức: Glucose bổ sung có thể đi qua nhau thai, điều này kích hoạt tuyến tụy của bé sản xuất thêm insulin. Điều này có thể khiến em bé phát triển quá lớn (bệnh macrosomia).

+ Lượng đường trong máu thấp: Đôi khi trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh do sản xuất insulin của chính chúng cao. Cho bé ăn và truyền dung dịch đường qua tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của em bé trở lại bình thường.

+ Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau này.

- Với thai phụ:

+ Tiền sản giật. Tình trạng này được đặc trưng bởi huyết áp cao, dư thừa protein trong nước tiểu, và phù nề ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

+ Tiểu đường thai kỳ tiếp theo. Khi đã bị tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, thai phụ sẽ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này ở lần mang thai tiếp theo và khả năng cao bị tiểu đường typ II sau này.

4. Phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường an toàn hiệu quả

Mục tiêu của điều trị hàng đầu của bệnh tiểu đường là giữ đường huyết trong mức giới hạn cho phép để phòng ngừa và giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường. Để làm được điều này cần kết hợp thực hiện 3 phương pháp

* Xây dựng lối sống lành mạnh:

- Điều chỉnh lại thực đơn: Chọn thực phẩm ít chất béo và ít calo và nhiều chất xơ, ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

 

Thực đơn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tiểu đường

- Tập thể dục thường xuyên: Khoảng 30 phút hàng ngày hoặt ít nhất 5 ngày/ tuần.

- Kiểm soát cân nặng: Quá cân làm tăng nguy cơ biến chứng và cản trở quá trình điều trị ổn định đường huyết

* Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết

Ở người tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.

Ở người tiểu đường tuýp 2, nếu bệnh nhân không cải thiện được tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, một trong tác dụng phụ phổ biến của thuốc hạ đường huyết hóa dược đó là tình trạng hạ đường huyết quá mức, chính vì vậy cần sử dụng các sản phẩm thảo dược bổ sung hỗ trợ đường huyết trong máu ở mức ổn định không quá thấp hoặc quá cao đều gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh tiểu đường.

* Sử dụng sản phẩm bổ sung hỗ trợ giúp ổn định đường huyết trong mức cho phép

 

Glutex – Sản phẩm thảo dược giúp làm ổn định đường huyết bằng cách tác động vào nguyên nhân chính của tiểu đường do suy giảm chức năng tuyến tụy và đề kháng insulin. Lá xoài Ấn Độ - Thành phần chính của Glutex là bí quyết giúp người bệnh tiểu đường ở nước Ấn Độ sống khỏe mạnh và có tuổi thọ cao nhất thế giới, dù nền y tế vẫn còn lạc hậu. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học trong lá Xoài giúp cải thiện đáng kể tình trạng đề kháng insulin ở người đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Ở liều cao có hiệu quả tương đương Metformin - loại thuốc “đầu tay” trong điều trị tiểu đường. Ngoài cao lá xoài Ấn Độ, Glutex còn chứa các thảo dược quý (lá neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng) tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường: cùng lúc tăng cường chức năng tụy tạng và giảm đề kháng insulin nhờ đó:

→ Người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng dễ dàng hơn;

→ Giảm được mệt mỏi, đau nhức bắp thịt, mờ mắt, tiểu đêm, chân tay tê bì, bỏng rát, khô ngứa da…

→ Giảm tích mỡ thừa ở các cơ quan nội tạng, vùng eo, bụng giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường và ngăn tiền đái tháo đường chuyển thành tiểu đường tuýp II.

Biến chứng tiểu đường diễn ra thầm lặng nhưng để lại nhiều hậu quả không hồi phục thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, chính vì vậy sử dụng sớm sản phẩm Glutex để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường đã được nhiều chuyên gia sử dụng để tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nếu đang có một trong các dấu hiệu biến chứng tiểu đường như đã kể trên bài viết, đừng ngần ngại gọi ngay đến hotline 0971780331 / 0947363097 để được hỗ trợ tốt nhất.

                                                                                                          Minh Tâm

 

 

Đinh Anh Tuấn
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác