Những người bị giảm thính lực thường không nhận ra vấn đề của mình cho đến khi bệnh của họ tiến triển tới mức trầm trọng. Theo giáo sư Diane Catalano- bác sỹ thính học cao cấp tại Trung tâm y tế Đại học Duke- cho biết: “Ngày nay ai cũng đeo tai nghe. Nếu tai thường xuyên phải chịu đựng các tiếng ồn chắc chắn sẽ dẫn đến việc suy giảm khả năng nghe”.
Dưới dây là những mẹo đơn giản để bảo vệ đôi tai của bạn:
1. Chọn tai nghe vừa vặn
Trong năm 2014, có đến 86% người tiêu dùng tại Mỹ ở độ tuổi từ 25 đến 34 sở hữu một chiếc smartphone. Smartphone cũng là thiết bị không thể thiếu của 85% số người ở độ tuổi từ 18 đến 24. Con số này trong năm 2013 lần lượt là 80% và 77%.
Như vậy, rất nhiều người sử dụng điện thoại, nhưng vấn đề là những chiếc tai nghe được thiết kế sẵn không thể phù hợp với tai của tất cả mọi người vì vậy chúng sẽ khiến nhiều tạp âm bên ngoài lọt vào tai bạn. Mọi người có xu hướng tăng âm lượng để che đi những tạp âm bên ngoài. Điều này rất có hại.
Đeo tai nghe hợp lý giúp hạn chế suy giảm thính lực
Vì vậy, hãy thử một vài kiểu tai nghe trước khi mua để chắc chắn chọn được chiếc tai nghe phù hợp với bạn. Phần đầu loa (phần bạn đặt vào trong tai) phải khít lỗ tai để chặn tiếng ồn bên ngoài. Không có mẫu tai nghe nào ở dạng “một cỡ cho tất cả mọi người”. Với những mẫu tai nghe đeo qua đầu, hãy nhớ rằng nó phải ôm vừa đôi tai của bạn để chặn tạp âm.
2. Hãy cho đôi tai được nghỉ ngơi
Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất, những người trẻ tuổi hãy hãy chỉ sử dụng smartphone để nghe nhạc tối đa một tiếng mỗi ngày. Theo giáo sư Hall: “Bạn không nên nghe những âm thanh có mức 80 decibel liên tục trong vòng hơn 60 phút. Hãy cho đôi tai của bạn được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi”. 80 decibel tương đương với âm thanh khi bạn tham gia giao thông trên đường phố. Sau vài tiếng, mức decibel này sẽ làm ảnh hưởng đến đôi tai của bạn.
3. Giảm âm lượng smartphone
Giáo sư Catalano đưa ra lời khuyên: đừng để mức âm lượng vượt quá ngưỡng 2/3 thang chia. Năm 2013, Liên minh châu Âu đã đưa ra quy định về âm lượng mức tối đa 85 decibel cho tất cả các thiết bị âm thanh, bao gồm smartphone. Hiện vẫn chưa có quy định nào về vấn đề này ở các quốc gia khác nhưng hầu hết dòng máy Android đều có chức năng đưa ra cảnh báo khi bạn chỉnh âm lượng vượt qua ngưỡng an toàn. Các sản phẩm iPhone thì cho phép bạn thiết lập chế độ âm lượng tối đa ngay trong phần cài đặt.
4. Sử dụng nút tai
Dù bạn không sử dụng tai nghe để nghe nhạc nhưng thính giác của bạn vẫn bị ảnh hưởng vì những âm thanh có tiếng ồn lớn. Các buổi nhạc rock, các quán bar ồn ào, các sự kiện thể thao, cảnh tắc đường và công trường xây dựng vv... đều là những khu vực nguy hiểm. Hãy cân nhắc việc đeo nút tai để bảo vệ thính lực nếu bạn phải đi đến những nơi ồn ào và có mặt ở đó trong một khoảng thời gian dài. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nút tai có khả năng chặn các tiếng ồn khá tốt với mức giá phải chăng, còn có nhiều kích cỡ đầu nút để bạn lựa chọn.
5. Đi khám định kỳ để phòng ngừa suy giảm thính lực
Người trưởng thành cần đi khám tai định kỳ 5 đến 10 năm một lần. Rất nhiều người nhận ra thính lực của mình đã sụt giảm nhưng lại chờ vài năm sau đến khi tình hình trở nên trầm trọng hơn mới đi khám. Khi bạn cảm thấy thính giác của mình có vấn đề, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và nhận những lời khuyên hữu ích.
Cải thiện thính lực bằng sản phẩm thảo dược
Để đề phòng hoặc cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, thì các sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược là lựa chọn tối ưu cho mọi người.
Ở Việt Nam, hiện nay, nhiều chuyên gia và người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Điển hình là dòng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng câu kỷ tử, vảy ốc, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm… mang tên thực phẩm chức năng Kim Thính. Đây đều là những thảo dược quý, từ xưa ông cha ta sử dụng để chữa trị các bệnh về thính giác. Sự kết hợp này giúp Kim Thính có tác dụng tốt trong việc tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe do các bệnh viêm tai, đau tai, chứng ù tai gây ra. Đồng thời, Kim Thính cũng có hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh về thính giác, giúp người dùng có một đôi tai khỏe mạnh hơn.