5 cách chữa viêm dạ dày bằng dân gian

Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bên trong của dạ dày bị tổn thương, loét, xung huyết gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua....Đây là một căn bệnh phổ biến và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về viêm dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là viêm dạ dày? 

Dạ dày có một lớp màng nhầy bao phủ trên niêm mạc. Khi giảm tiết chất nhầy, niêm mạc dạ dày bị mất lớp nhầy bảo vệ nên dễ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng viêm, đau dạ dày. Viêm dạ dày được chia thành các loại sau:

  • Viêm dạ dày cấp tính: Tình trạng viêm diễn ra đột ngột với các biểu hiện rõ rệt, nghiêm trọng.
  • Viêm dạ dày mạn tính: Tình trạng viêm kéo dài nhiều năm và không thể điều trị dứt điểm.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày như: Nhiễm vi khuẩn Hp, uống nhiều rượu bia, thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau,... Cụ thể: 

  • Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori): Đây là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày và có thể gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Theo thống kê có khoảng 80-90% người bị viêm loét dạ dày-tá tràng là do nhiễm vi khuẩn H.pylori.
  • Uống nhiều rượu bia: Gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc như aspirin, ibuprofen,... có thể gây viêm loét dạ dày cấp và mạn tính.
  • Bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch rối loạn sẽ sinh ra các kháng thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở những người có chứng rối loạn miễn dịch như  bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, tiểu đường type 1 hay thiếu hụt vitamin B12.
  • Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thường gặp

Khi bị viêm dạ dày, người bệnh thường có triệu chứng đau dữ dội, bỏng rát ở bụng trên. Có thể là chính giữa bụng hoặc lệch sang trái và thường lan ra sau lưng. Các triệu chứng thường gặp khác là đầy hơi, buồn nôn. Chất nôn của người viêm dạ dày sẽ có màu trong, vàng hoặc xanh.

Viêm dạ dày nặng sẽ có các triệu chứng được liệt kê dưới đây:

  • Khó thở.
  • Nôn ra máu.
  • Đau tức ngực.
  • Đau dạ dày nghiêm trọng.
  • Ăn không ngon miệng, đầy bụng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Đau bụng kèm theo sốt.
  • Đi ngoài phân đen.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.

 

Điều trị viêm dạ dày theo dân gian

Lựa chọn cách chữa viêm dạ dày theo dân gian là một giải pháp hỗ trợ trong điều trị, giúp làm dịu các cơn đau của người bệnh và cải thiện triệu chứng gây khó chịu. Cách chữa đau dạ dày bằng dân gian thường sử dụng nguyên liệu như các loại lá, cây thảo dược, thực phẩm có ngay trong bếp, vườn nhà, cụ thể như sau:

Chữa đau dạ dày bằng nước nha đam

Nha đam được biết đến là một loại cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, trung hòa độ pH, chống viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày,…

Bạn có thể dùng nha đam nguyên chất hoặc kết với với các dược liệu cùng công dụng khác để tăng hiệu quả điều trị.

Nha đam nguyên chất

  • Dùng 1-2 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ sau đó rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp nhờn.
  • Bỏ toàn bộ phần thịt nha đam vừa lọc vào máy xay nhuyễn sau đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần uống pha 2 thìa nha đam với 150ml nước ấm, uống 3 - 4 lần một ngày, trước bữa ăn 30 phút.

Nha đam pha mật ong

  • Gọt vỏ 3 nhánh nha đam, rửa sạch lớp nhờn sau đó cho vào máy, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Trộn đều với 300ml mật ong, cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng pha 30-50ml nha đam mật ong với nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: Tránh sử dụng nha đam pha với mật ong cho phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, tiêu chảy,…

 

Sử dụng lá tía tô để trị viêm loét dạ dày

Lá tía tô chứa một lượng lớn tanin và glucosid có tác dụng chống viêm, làm liền các vết viêm loét và hạn chế tiết axit trong dạ dày đang bị tổn thương.

Uống nước lá tía tô

  • Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi, ngâm cùng nước muối loãng để loại sạch tạp chất.
  • Cho lá tía tô vào nồi, thêm vào đó 500ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa.
  • Khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã chắt lấy phần nước.
  • Lấy nước lá tía tô vừa đun chia thành 2 phần uống trong ngày. Nên làm ấm trước khi uống.

Bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô khô và sắc lên như lá tươi để uống.

 

Ăn trực tiếp lá tía tô tươi

  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng trào ngược hoặc đau dạ dày người bệnh nhai vài lá tía tô kèm 1 chút muối.
  • Có thể thực hiện 1-2 lần liên tiếp để triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý: Không áp dụng phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá tía tô cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,…

Chè dây chữa đau dạ dày

Chè dây có chứa hàm lượng lớn flavonoid. Đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, nhanh lành vết loét.

  • Đem 30 - 50g chè dây đi rửa sạch.
  • Sau đó cho vào ấm và đun với 500ml nước.
  • Để nguội và chắt lấy nước.
  • Uống nước chè dây nhiều lần trong ngày để cải thiện bệnh đau dạ dày.

Lưu ý: Không nên dùng chè dây với người có huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em …

Trị đau dạ dày bằng nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời, ức chế một số chủng vi khuẩn như Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus,… hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn.

Nghệ tươi

  • Rửa sạch một củ nghệ tươi và đem đi gọt vỏ.
  • Giã nát, vắt lấy nước khoảng 3 thìa cà phê nước cốt nghệ.
  • Pha nước cốt nghệ với 100ml nước ấm.
  • Uống nước nghệ 2 lần mỗi ngày để giảm đau, chống loét dạ dày.

Tinh bột nghệ

  • Sử dụng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với 250ml nước ấm.
  • Thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống trước bữa ăn 20 phút.

Lưu ý: Người bị rối loạn đông máu, phụ nữ bị rong kinh, người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng nghệ …

 

Cải thiện triệu chứng viêm dạ dày nhờ sản phẩm thiên nhiên

Việc sử dụng thuốc tây kéo dài trong điều trị viêm loét dạ dày có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến bệnh chữa mãi không khỏi. Hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu, trong số đó là sản phẩm Dạ Dày Á Âu được bào chế từ các vị thuốc quý như bột nghệ, dạ cẩm, chè dây,…

Sự kết hợp theo một tỷ lệ khoa học giữa những thành phần trên sẽ nâng cao hiệu quả điều trị thay vì sử dụng một cách riêng lẻ. Dạ Dày Á Âu sẽ giúp làm giảm axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa được ổn định.

 

Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua một số thông tin về triệu chứng của viêm dạ dày cùng nguyên nhân và 5 cách điều trị cơ bản từ dân gian đối với căn bệnh này. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 0971 780 331 / 0947 363 097 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tuệ Minh

Đinh Anh Tuấn
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác