Thói quen dễ gây khản tiếng, mất tiếng

 Hò hét quá mức, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sở thích uống nước đá, cổ vũ những trận bóng thâu đêm,đều các nguyên nhân có thể dẫn đến khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản. Để tìm lại sự trong sáng của giọng nói, người bệnh cần hạn chế những thói quen kể trên.

Triệu chứng ban đầu của viêm thanh quản cấp là người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nhẹ; sau đó đau họng, có thể có ho, giọng nói bị khản, thậm chí mất tiếng. Những triệu chứng này thường diễn biến trong vòng 5-7 ngày, riêng khản tiếng có thể còn kéo dài thêm vài ngày nữa. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí dẫn tới hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh,...

 

Ảnh minh họa

Để phòng ngừa viêm thanh quản, nếu vào mùa lạnh, bệnh nhân cần mặc đủ ấm, đặc biệt, giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Trong mùa hè, không nên để điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, thường xuyên mở cửa sổ nhằm lưu thông không khí. Đặc biệt, cần hạn chế các thói quen dễ gây viêm thanh quản như: uống nước đá, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, hò hét quá mức…

Với những người bị viêm thanh quản mạn tính, đặc biệt khi bệnh gây khản tiếng, mất tiếng thì xu hướng hiện nay đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, dùng được lâu dài, không gây tác dụng phụ, giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, mà thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh điển hình trong số đó. Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng và đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, tìm lại sự trong sáng của giọng nói.


Bệnh nhân viêm thanh quản cần lưu ý:

1.      Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt:

- Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…

- Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.

2.      Dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để bảo vệ giọng nói:

-         Phòng ngừa: 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày;

-         Hỗ trợ điều trị: 2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Quốc Anh 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác