Ảnh hưởng của lượng natri đưa vào cơ thể đối với bệnh suy thận

Suy thận mạn tính là bệnh lý thận tiết niệu nguy hiểm và cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp bảo vệ thận mà còn có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ảnh hưởng của lượng natri đưa vào cơ thể đối với bệnh suy thận.

Ảnh hưởng của lượng natri đưa vào cơ thể đối với bệnh suy thận

Bổ sung quá nhiều natri trong chế độ dinh dưỡng của một người có thể gây ra tác hại đó chính là cơ thể bị giữ chất lỏng. Trong khi đó với những người đang mắc suy thận mạn tính cần phải cẩn thận không để quá nhiều chất lỏng tích tụ trong cơ thể của họ. Các chất lỏng dư thừa này gây tăng huyết áp và làm tăng gánh nặng cho tim, thận, đẩy nhanh tiến trình của suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối. Do đó những bệnh nhân mắc suy thận mạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng hạn chế lượng natri.

 

Ảnh hưởng của lượng natri đưa vào cơ thể đối với bệnh suy thận

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh nên hạn chế lượng natri hằng ngày không quá 2,3 gam (lượng này tương đương trong 1 thìa cà phê muối). Còn với những người đang mắc bệnh thận thì lượng natri bổ sung hằng ngày không quá 1,5 gam. Do đó, nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm không có hoặc có hàm lượng natri thấp sẽ giúp bệnh nhân suy thận giảm tải được gánh nặng cho thận.

Natri được tìm thấy trong muối ăn và nhiều gia vị mặn khác như nước tương và nước sốt. Các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thịt chế biến sẵn cũng có lượng lớn muối. Thực phẩm ăn nhẹ như khoai tây chiên và bánh quy giòn cũng được liệt vào danh sách chứa nhiều natri.

Các gia vị khác như nước chanh, hỗn hợp gia vị muối, hạt tiêu và nước sốt nóng có thể giúp giảm bớt lượng muối.

Lựa chọn thực phẩm thay thế chứa lượng natri thấp cho bệnh nhân suy thận

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo, những người mắc suy thận nên chú ý thay thế các thực phẩm, gia vị giàu natri (muối, rau đóng hộp, thịt hộp, sốt cà chua, đồ ăn nhanh…) bằng các loại chứa hàm lượng natri thấp như: gia vị thảo mộc không muối, thực phẩm low- natri đóng hộp, rau quả đóng hộp không chứa nước sốt, bánh quy lạt, bắp rang không muối…

Hiện nay, bên cạnh việc giảm lượng natri trong các bữa ăn thì các bác sĩ lưu ý những bệnh nhân suy thận cần chú ý bảo vệ và tăng cường chức năng thận bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề… đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận như: tiểu đêm, phù, thiếu máu, đạm niệu… và làm chậm tiến trình của bệnh hiệu quả.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác