Với độ tuổi nào thì dùng được Subạc?

Cháu gái tôi năm nay 2 tuổi. Tuần trước, cháu tôi bị nôn, sốt và không chịu ăn uống, đi khám thì được chẩn đoán bị sốt virus. Tuy nhiên, sau 2 ngày, cháu vẫn không hết sốt và bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ ở bàn tay. Gia đình đã đưa cháu lên bệnh viện khám thì được kết luận là mắc tay chân miệng. Xin hỏi, làm sao phân biệt bệnh tay chân miệng và sốt virus? Cháu của bạn tôi (5 tuổi) cũng bị tay chân miệng và dùng gel Subạc thì thấy bệnh cải thiện nhanh hơn. Xin hỏi, với độ tuổi của cháu tôi thì có thể dùng sản phẩm này để điều trị bệnh không?

(Thu Dung)
Trả lời:

Trước hết, để phân biệt bệnh tay chân miệng và sốt virus, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây.

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt nhưng cũng có trường hợp chỉ sốt nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trải qua 4 giai đoạn bao gồm: ủ bệnh, khởi phát (sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng... ), giai đoạn toàn phát (loét miệng, ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, xung quanh miệng và niêm mạc miệng...) và giai đoạn lui bệnh. Ngoài ra, dù đang sốt nhưng sờ chân, tay trẻ lại thấy lạnh. Trẻ thường phát ban cùng với sốt.

Trong khi đó, sốt virus có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người bị sốt virus thường sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt thì đỡ nhưng sau đó lại sốt, có thể kéo dài 2-4 ngày. Ngoài ra, người bệnh còn có xuất hiện các biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi… Sau khi hết sốt, người bệnh có thể nổi ban nhưng mỏng, rải rác, có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn.

Đối với trường hợp của cháu bạn, tuy trong giai đoạn đầu được chẩn đoán nhầm là sốt virus nhưng sau đó đã được kết luận mắc tay chân miệng và điều trị kịp thời. Gia đình cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để sớm điều trị khỏi bệnh cho cháu, tránh những biến chứng nguy hiểm do tay chân miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể mua gel Subạc thoa cho cháu để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Sản phẩm này có thành phần chính là nano bạc giúp tiêu diệt mọi virus gây bệnh kết hợp với các dược liệu khác có tác dụng làm lành những tổn thưởng trên da, ngăn ngừa hình thành sẹo, rất thích hợp dùng trong điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus như tay chân miệng, sởi, thủy đậu… Bạn nên thoa gel ngày 3-4 lần hoặc nhiều hơn lên vùng da bị tổn thương của cháu sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm. 

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Gửi câu hỏi
Đối tác