Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viên não dẫn tới tử vong.

Tay chân miệng là bệnh chủ yếu ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, cũng như cách phòng và chữa bệnh tay chân miệng để tham khảo:

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh được tính từ 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến 2 ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ em bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở cá vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay – chân – miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở cá vị trí khác.

 

Bệnh tay chân miệng
 

Cách phòng ngừa:

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biên pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.

Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách điều trị

Phát hiện dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa các con đến các chuyên khoa da liễu, bệnh viện để khám. Bởi vì bệnh ít biến chứng vào tim, phổi nhưng với những diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng và không hề kém bệnh sởi.

Hiện nay, để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả điều trị cao, các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên cho con uống nhiều nước, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ kết hợp sử dụng sản phẩm bôi ngoài da gel Subạc. Sở dĩ sản phẩm này được tin tưởng lựa chon trong quá trình điều trị là do thành phần chính là nano bạc có tác dụng tiêu diệt mọi virus, vi khuẩn gây bênh. Đặc biệt, khi nano bạc kết hợp với những dược liệu khác như: dịch chiết xoan Ấn Độ, chitosan… thì hiệu quả điều trị tăng lên gấp bội: hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus (sởi, tay chân miệng. thủy đậu…), giúp làm lành da nhanh chóng, tránh bị sẹo và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Phương Thảo
 


Xem hướng dẫn mua sản phẩm

 
 

 
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác