Tập thể dục thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh thoái hóa cột sống?

Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào để đảm bảo an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu mắc bệnh lý này, hệ xương khớp nhất là vùng cột sống thường nhạy cảm, dễ tổn thương khi vận động. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin hữu ích về vấn đề nên tập thể dục như thế nào khi đang bị thoái hóa cột sống.

Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào?

Bệnh thoái hóa cột sống thường gây ra các triệu chứng đau nhức lưng và cổ vai gáy lan tỏa trên diện rộng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của người bệnh. Nhiều người bệnh rất ngại rèn luyện thể dục thể thao vì sợ rằng sẽ khiến bệnh tình nặng nề thêm.

Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cho rằng bệnh nhân bị thoái hóa cột sống vẫn cần tập luyện thể dục để cải thiện sức khỏe xương khớp. Việc tập luyện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho vùng cột sống nói riêng và hệ xương khớp cũng như sức khỏe nói chung:

•        Giúp các đốt sống được kéo giãn để tăng độ đàn hồi và dẻo dai

•        Khớp xương được linh hoạt hơn

•        Cải thiện tuần hoàn máu

•        Kiểm soát tốt cần nặng

•        Kích thích quá trình trao đổi chất

•        Ngăn ngừa loãng xương

Nếu đang phải sống chung với bệnh thoái hóa cột sống thì bạn cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch tập luyện. Cần tập thể dục đúng cách để đảm bảo an toàn và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.

1. Lựa chọn bài tập

Việc lựa chọn bài tập phù hợp là vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Bởi khi mắc phải bệnh lý này, khả năng chịu lực của cột sống thường sẽ suy giảm mạnh. Điều này khiến cột sống dễ gặp phải tổn thương nếu bị tác động bởi lực quá mạnh.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá nhiều lên cột sống. Bạn có thể lựa chọn các bài tập như:

•        Đạp xe tại chỗ

•        Đi bộ

•        Bơi lội

•        Các tư thế yoga đơn giản

Bên cạnh đó, cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao vận động nặng, di chuyển nhiều. Những bài tập nặng sẽ khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực. Và từ đó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tránh tập luyện các bộ môn như:

•        Tập Gym với tạ nặng

•        Bóng đá

•        Bóng chuyền

•        Điền kinh

Để có thể lựa chọn được bài tập phù hợp, bạn cần nắm rõ hiện trạng bệnh tình của bản thân. Nên thăm khám thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về việc lựa chọn bài tập cũng như lên kế hoạch tập luyện phù hợp.

2. Lưu ý khi tập luyện

Người bệnh thoái hóa cột sống không chỉ phải quan tâm đến việc chọn bài tập mà còn chú ý đến những vấn đề khác trong quá trình tập luyện. Nhất là vấn đề khởi động trước khi tập, thời gian cũng như cường độ tập luyện.

Khởi động và làm nóng cơ thể là bước quan trọng trong rèn luyện thể dục thể thao ngay cả khi bạn không gặp các vấn đề về xương khớp. Và nếu đang bị thoái hóa cột sống thì bạn lại càng phải chú ý nhiều hơn. Trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào, bạn cần dành ra ít nhất 10 – 15 phút cho việc khởi động. Chú ý nhiều hơn đến các động tác giúp kéo giãn vùng cột sống.

 

Người bệnh thoái hóa cột sống cần quan tâm đến thời gian cũng như cường độ tập luyện

Những người bình thường có thể tập thể dục trong thời gian dài tùy vào sở thích cũng như sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu đang bị thoái hóa cột sống thì mỗi ngày bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút cho việc tập luyện. Có thể nghỉ giữa quãng nếu xương khớp của bạn có dấu hiệu mệt mỏi. Và nên ngưng ngay khi các triệu chứng đau nhức nặng nề thêm.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu các bài tập, nên tập với cường độ nhẹ nhàng, chậm rãi để cho cơ thể làm quen dần. Sau đó bạn có thể tăng dần cường độ lên một cách từ từ để cơ thể thích ứng. Tuyệt đối không nên tập luyện với cường độ mạnh bởi rất dễ khiến cột sống gặp tổn thương.

3. Các bài tập thể dục thích hợp cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

+ Đi bộ hằng ngày

Bắt đầu đi bộ 5 phút mỗi ngày:

Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn đến các nhóm cơ, giải phóng endorphin giúp làm dịu cảm giác đau.

Để quen với việc luyện tập, bạn nên bắt đầu đi bộ trong 5 phút mỗi ngày. Cố gắng tập thói quen đi bộ trong khoảng thời gian nhất định. Bạn nên bắt đầu đi bộ trên bề mặt cứng bằng phẳng.

Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập hoặc vừa phục hồi sau các chấn thương nghiêm trọng hoặc sau phẫu thuật thì nên bắt đầu từ từ, tránh nguy cơ gặp chấn thương khác. Trang bị một đôi giày hỗ trợ đi bộ cho dù bạn chỉ đi 5 phút 1 ngày.

Duy trì tư thế đúng khi đi bộ: điều chỉnh cho cổ, vai và hông thẳng hàng; mắt hướng về phía trước; giữ cho cằm song song với mặt đất; nhẹ nhàng xiết chặt cơ bụng; giữ cho lưng thẳng tự nhiên, không cong hoặc ngửa về phía trước và phía sau; bước đi nhẹ nhàng, đặt gót chân xuống trước.

Lưu ý : bạn có thể bị đau nhức cơ trong lần đầu hoạt động thể lực sau khoảng thời gian không vận động.

+ Gia tăng dần thời gian đi bộ:

Khi cơ thể đã quen đi bộ 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tăng thêm 1-2 phút đi bộ mỗi tuần. Tăng thời gian luyện tập từ từ sẽ giúp các nhóm cơ có thời gian thích nghi, hạn chế các chấn thương.

Ở tuần đầu tiên, bạn có thể đi bộ 5 phút mỗi ngày. Sau đó, ở tuần thứ 2, bạn nên tăng thời gian lên 7 phút và 10 phút cho tuần thứ 3. Tiếp tục tăng thời gian đi bộ cho đến khi thời gian luyện tập mỗi ngày ít nhất 20- 30 phút.

+ Các động tác kéo giãn

Động tác 1: Động tác giãn cơ từ đầu gối đến ngực

Động tác này rất thích hợp để điều chỉnh cơ hông cũng như kéo giãn các nhóm cơ thắt lưng. Bạn nên giữ mỗi vị trí khoảng 20 giây và thực hiện lại động tác kéo giãn ít nhất 3 lần cho mỗi chân.

-         Nằm tựa lưng với ngón chân hướng lên trên. Cong đầu gối bên phải từ từ, kéo chân về phía ngực.

-         Vòng tay giữ chặt chân, sau đó thả ra và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

 

Động tác 2:  Kéo giãn với tư thế Yoga

 

Nằm sấp, hai tay chống người lên, cong khủy tay 1 góc 90 độ, bàn tay tiếp xúc mặt sàn. Ấn phần đầu bàn chân và mặt trong bàn tay xuống, đẩy xương chậu về phía trước. Tập trung thở sâu. Giữ vị trí này từ 1-3 phút.

Động tác 3: Cuộn vai và siết chặt vai

 

Đây là tư thế mà bạn có thể thực hiện ngay cả khi bạn đang ngồi làm việc.

Cong lưng từ 5 đến 10 lần, sau đó cuộn vai và siết chặt cơ vai 10 lần. Bạn có thể kết hợp kéo giãn đầu và cổ.

Sản phẩm thảo dược trị thoái hóa cột sống hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa, bảo vệ cột sống trên, chúng ta cũng cần bổ sung thêm một chế phẩm từ thiên nhiên bởi tính hiệu quả, an toàn khi dùng kéo dài, đặc biệt là chế phẩm từ dầu vẹm xanh có tên Cốt Thoái Vương. Sản phẩm giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể lại kích thích cơ thể tự sửa hư tổn và sản sinh mô sụn, cột sống thay thế, giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn vì ưu điểm của các thành phần:

- Thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp.

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng.

- Các vitamin B (B1, B2) và Vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; Vitamin K còn giúp tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức đầy đủ vừa giảm đau, vừa bồi bổ cho người bị đau lưng do thoái hóa cột sống.

 

Thực phẩm chức năng mạnh gân cốt - Cốt Thoái Vương

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người tiêu dùng sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương

- Bà Võ Thị Liễu là người xởi lởi, ưa hoạt động. Cuối năm 2017, bỗng dưng bà đột ngột đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân. Bà đau đến độ không thể bế cháu, nhiều khi còn không đi đứng được. Bà được chẩn đoán là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và chèn dây thần kinh tọa. Tưởng liệt, nhưng không, nhờ có sản phẩm Cốt Thoái Vương, bà đã có thể đi khom, rồi đi thẳng, bế cháu và phụ giúp việc nhà trở lại. Cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu:

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Cốt Thoái Vương

Cách chữa đau lưng bằng Đông y nhờ dầu vẹm xanh là như thế nào? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân giải đáp:

 

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài 0971 780 331 (ZALO) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Lê Hạnh

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác