Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chữa trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng khác. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng bệnh sởi sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn khi thời tiết giao mùa với những biến đổi thất thường như hiện nay

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh Sởi

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi

  • Thông thường, mỗi người chỉ một lần bị bệnh sởi, chính vì thế trẻ em từ 1-4 tuổi rất dễ gặp phải vì lúc này hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh, đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp, còn người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.
  • Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì thế nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng hai cách:

Cách 1: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho… thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào sẽ bị lấy nhiễm.

Cách 2: Những giọt nước đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, chỉ cần bạn sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng sẽ bị lây bệnh

  • Trên 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng virus bệnh sởi đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương thì nguy cơ càng cao hơn.
  • Virus siêu vi sởi có dạng hình cầu, đường kính 120 – 250mm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng.
  • Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.

2. Triệu chứng bệnh sởi

Bệnh sởi có những triệu chứng biểu hiện khá giống phát ban chính vì thế bạn không nắm vững thì sẽ khó xác định được cách điều trị phù hợp. Khi bạn tiếp xúc với virus siêu vi sởi, virus siêu vi sẽ ủ bệnh, lây lan trong cơ thể bạn một thời gian, khoảng 12-15 ngày sau đó các triệu chứng sẽ dần dần biểu hiện ra bên ngoài

- Sốt nhẹ đến nặng

- Ho khan, không có đờm

- Chảy nước mũi

- Mắt đỏ

- Đau đầu

- Đau cổ họng

- Có thể nổi hạch

- Không chịu được ánh sáng và sức nóng

- Trên cơ thể bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ xíu màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ nổi lên trên khắp cơ thể theo hướng từ trên xuống dưới. Từ mặt, tai, theo đường tóc, tay, xuống ngực, lưng, đùi, bàn chân.

- Những đốm đỏ nổi lên khiến bạn cảm thấy ngứa, khó chịu, nóng ran toàn thân.

- Khoảng 7-10 ngày sau những vết đỏ này sẽ lặn dần, vết nào xuất hiện trước sẽ lặn trước không để lại sẹo trên cơ thể người bệnh.

 

Triệu chứng bệnh sởi 

3. Cách điều trị bệnh sởi

Sởi là bệnh rất dễ lây, nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tủy…). Vì vậy khi trẻ bị sởi các bậc phụ huynh nên biết cách điều trị đúng cách tránh những biến chứng do sởi gây ra. Để điều trị đúng cách các bậc phụ huynh cần chú ý những điều dưới đây:

- Kiêng gió, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cách ly trẻ khi phát hiện dấu hiệu của sởi

- Thường xuyên lấy khăn mềm và lau mặt, miệng và toàn thân cho trẻ.

- Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước hoa quả, không nên cho trẻ ăn các loại thủy sản như: cá rô, cá chép, tôm, cua, sò, ngêu…

- Cho trẻ uống 6-8 cốc nước mỗi ngày để giảm tình trạng mất nước của cơ thể do tình trạng nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều khi bị sởi

- Nhỏ thuốc mũi và thuốc mắt cho trẻ 3-4 lần/ngày

Nếu trẻ không xuất hiện những biến chứng do sởi thì tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh, chỉ nên sùng B1 và vitamin C liều cao. Nếu xuất hiện những biến chứng thì nên cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để điều trị,

Hiện nay, một giải pháp đang được áp dụng để điều trị sởi với tính an toàn cao được nhiều chuyên gia y tế lựa chọn là dùng gel bôi ngoài da Subạc. Với ưu điểm vượt trội là tiêu diệt mọi virus, vi khẩn nên nano bạc đã được sử dụng làm thành phần chính trong sản phẩm này. Ngoài ra, một số dược liệu khác trogn sản phẩm như dịch chiết xoan Ấn Độ, chitosan cũng góp phần hoàn thiện và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Subạc được đánh giá cao trong điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus như sởi, tay chân miệng, thủy đậu… mà rất an toàn với sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh sởi

Trẻ từ 9 tháng tuổi nên cho đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Trong giai đoạn đầu khi trẻ phát bệnh nên cách ly để tránh lây lan sang các bạn khỏe mạnh khác.

Trẻ còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường rất ít khi bị sởi. Tuy nhiên không nên chủ quan mà đưa bé đi khám để có hướng điều trị kịp thời.

Phương Lan

 

 

 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác