Nam giới có thể bị bệnh lupus ban đỏ không?

Chào bác sĩ, tôi tên Hiếu, năm nay 36 tuổi. Gần đây, tôi thấy xuất hiện những vết chấm đỏ trên người, trên mặt cũng bị đỏ ở 2 bên má và sống mũi. Tôi hay bị mệt mỏi, giống như mất sức, không làm được việc nặng. Tôi tìm hiểu và thấy giống triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ. Nhưng hình như bệnh này thường chỉ gặp ở phụ nữ. Vậy liệu có phải tôi bị bệnh lupus ban đỏ không? Nếu bị lupus ban đỏ, tôi có thể sử dụng Kim Miễn Khang được không, vì tôi có đọc trên mạng là sản phẩm này dùng cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi. Cảm ơn bác sĩ!

(Lê Hiếu)
Trả lời:

Chào bạn,

Đúng là bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, với tỷ lệ gấp 9 lần nam giới. Những bệnh nhân đi khám bệnh lupus cũng thường là nữ, nên nhiều anh em nam giới nghĩ chỉ có phụ nữ mới bị bệnh này, dẫn đến tâm lý chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.

“Chỉ phụ nữ mới mắc bệnh lupus”- đây là một quan điểm sai lầm về căn bệnh này. Các nguyên nhân gây ra bệnh lupus vẫn chưa được biết một cách rõ ràng, nhưng theo các nhà nghiên cứu, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc khởi phát bệnh lupus như: yếu tố môi trường (ánh nắng mặt trời, hút thuốc…), tiền sử gia đình (có anh, chị em mắc bệnh lupus),… Giới tính cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh lupus, một số nhà nghiên cứu cho rằng nội tiết tố nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới. Ở người trưởng thành, khoảng 9 trong số 10 trường hợp bệnh nhân lupus là phụ nữ. Nhưng điều đó có nghĩa là vẫn có 10% các trường hợp mắc bệnh lupus xảy ra ở nam giới.

Đối với trường hợp của bạn có các triệu chứng: xuất hiện những vết đỏ trên người, trên mặt cũng bị đỏ 2 bên má và sống mũi; hay bị mệt mỏi, giống như mất sức, không làm được việc nặng nhọc. Những triệu chứng này khá giống với những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.

Các triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm:

Mệt mỏi: bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi ngay cả khi đã nghỉ ngơi đủ, mệt dù chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như việc nhà hay công việc văn phòng thông thường.

Đau khớp: đau khớp bàn tay, bàn chân. Đau thường tăng nặng vào buổi sáng, có thể có cứng khớp.

Ban đỏban đỏ trên má và sống mũi là một dạng phát ban điển hình, thường được gọi là “ban hình cánh bướm”. Ngoài ra có thể xuất hiện ban đỏ trên thân người, tay chân,… Những vết ban này thường khó chịu, có thể đau, ngứa hơn khi ra nắng.

Bên cạnh đó, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt, loét miệng, rụng tóc, đau đầu,…

Như vậy, bạn đã có 2 trong 3 triệu chứng chính của bệnh. Vì vậy bạn cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp, làm các xét nghiệm, để chẩn đoán bệnh và điều trị sớm nhé!

Về sản phẩm Kim Miễn Khang, đây là một sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn, bạn có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ. Kim Miễn Khang có chứa các thảo dược quý: sói rừng, thổ phục linh, bạch thược, nhàu,… giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ điều hòa và phục hồi hệ miễn dịch, giúp hạn chế triệu chứng, ngăn ngừa tái phát các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến. Nếu được chẩn đoán lupus ban đỏ, bạn hãy kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất nhé!

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Chuyên gia da liễu

Nếu muốn được tư vấn về bệnh lupus ban đỏ và cách điều trị, hãy gọi đến số 0971.780.331 để được các chuyên gia hỗ trợ!

 

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Gửi câu hỏi
Đối tác