Bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng gì và có lây không?

Bệnh lupus ban đỏ là một trong các bệnh tự miễn hay gặp ở nữ giới. Theo thống kê về tình hình dịch tễ bệnh trên thế giới cũng như kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh phổ biến ở nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở nam giới, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 20 đến 40, lứa tuổi sung sức lao động và cũng là độ tuổi có nhiều thay đổi trong cuộc sống.

Bệnh lupus ban đỏ đến nay vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân cũng như chưa có phương thức điều trị triệt để. Nhưng nhiều ý kiến đã cho thấy hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khởi phát bệnh là yếu tố tự miễn và môi trường. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các tổ chức của cơ thể mình và điều này được khởi động bởi các yếu tố môi trường.

Ảnh hưởng của bệnh lupus ban đỏ đến sức khỏe

Đầu tiên phải kể đến là các thương tổn ở da và niêm mạc: đây là triệu chứng cũng như biểu hiện xuất hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh lý này. Ảnh hưởng trên da và niêm mạc gây tổn hại về nhan sắc của các chị em phụ nữ, khiến các chị em tự ti, lo lắng và điều này lại là nguyên nhân khiến bệnh khó được kiểm soát. Biểu hiện đầu tiên là các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau đó các ban này lan ra toàn thân và xuất hiện trên cả niêm mạc miệng, hầu, họng. Tóc trở nên dễ gẫy và rụng nhiều.

 

Hình ảnh tổn thương da ở bệnh nhân lupus ban đỏ

Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, gây khó khăn trong vận động.

Thiếu máu, có thể giảm cả 3 dạng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Tổn thương nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá như viêm cơ tim, màng tim, viêm phổi, màng phổi để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Một số bệnh nhân gặp tổn thương hệ thần kinh với các biểu hiện như: rối loạn nhận thức, trầm cảm, động kinh… Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể khắc phục.

Bệnh lupus ban đỏ có lây truyền không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng lupus ban đỏ là bệnh lý có tính chất di truyền nhưng không lây truyền, tức là không phải bệnh truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm là bệnh có liên quan đến vi khuẩn hoặc virus như các bệnh mà bạn đã biết đến như: viêm gan B, cúm virus, lao phổi… Còn riêng đối với bệnh lupus nguyên nhân gây bệnh được nói đến liên quan đến các rối loạn miễn dịch tự thân nên không truyền nhiễm.

Để cải thiện bệnh lupus ban đỏ thì người bệnh nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị. Sản phẩm Kim Miễn Khang dùng rất tốt cho những bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ. Kim Miễn Khang có chứa các thảo dược quý như sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương,… giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch.

Đã rất nhiều bệnh nhân lupus sử dụng Kim Miễn Khang và thấy có hiệu quả rõ rệt, điển hình là trường hợp của chị Loan ở Phú Thọ:

Chị Nguyễn Thị Loan, 26 tuổi, ở Phường Bến Gót, Việt Trì, Phú Thọ bị lupus ban đỏ đã lâu. Những cơn đau và bệnh tật cứ bám riết lấy chị, ngay khi sinh con được 3 ngày, chị khó thở và phải đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Trong suốt thời gian sau đó, chị luôn bị hành hạ bởi những cơn đau nhức toàn thân, khó thở, người mệt mỏi, không ăn, ngủ được. “Thật may mắn, đầu năm 2010, tôi đọc được một bài viết giới thiệu về Kim Miễn Khang- sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị Lupus ban đỏ rất hiệu quả nên đã mua 4 hộp về uống. Bất ngờ đã đến với tôi, chỉ sau 1 tháng, dù mới chỉ uống 4 viên/ngày trong khi chỉ định trên bao bì là ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4-5 viên, nhưng bệnh tình của tôi đã thuyên giảm trông thấy. Thời điểm trước khi dùng Kim Miễn Khang, cơ thể thỉnh thoảng vẫn bị đau nhức, khó chịu, nhưng từ khi dùng sản phẩm này, tôi thấy ít đau nhức hơn lúc trước. Tôi yên tâm vì biết các dược liệu trong Kim Miễn Khang an toàn và không hề gây tác dụng phụ gì cho cơ thể”. 
st Quỳnh Như 

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Đối tác